K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ,...
Đọc tiếp

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.

1 Đọc văn bản này, em thấy đc  tình cảm của nhà văn đối với tầng lớp nhân dân lao động ntn ( trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn) 

0
6 tháng 11 2021

Nhiều xưởng dệt lớn, có sự chuyên môn hóa cao.

5 tháng 1 2022

Có chính sách phát triển kinh tế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo:

     Chính sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, đã đánh dấu con người bước vào một giai đoạn phát triển mới. Hiện đại hơn, thông minh hơn, tiện ích hơn. Thế những bên cạnh những tiện ích mà công nghệ mang lại , cũng tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống chúng ta. Vậy công nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

     Sự ra đời của khoa học công nghệ, cùng với những phát minh khoa học tiên tiến đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời sống con người. Điện thoại thông minh, máy tính, điều hòa, người máy, thanh toán bằng thẻ, bằng điện thoại di động, ô tô, máy bay tự lái,…là những phát minh tiên tiên tiến, thông minh của loài người. Đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử loài người.

     Sự ra đời của các thiết bị công nghệ, khoa học tiên tiến đã thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển hơn. Những thiết bị này, giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không phải bỏ ra quá nhiều sức lao động.

     Điện thoại không chỉ giúp chúng ta kết nối lại với nhau, giữ liên lạc với nhau, mà còn giúp chúng ta giải trí, kinh doanh, trả tiền,..Điện thoại thông minh trở thành phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ điện thoại, sự ra đời của máy tính đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Hơn nữa máy tính chính là công cụ giúp con người kiếm thiện hiệu quả, tuy nhiên không thể thiếu mạng internet.  Internet là công cụ trợ giúp đắc lực để con người tạo ra nguồn thu .Vì vậy, điện thoại, máy tính, internet không thể tách rời nhau và phải luôn đi với nhau.

     Với những phát minh hiện đại như máy bay, ô tô tự lái hay cửa hàng tiện lợi không có người bán, đã mang lại cho con người nhiều lợi ích. Chính những phát minh này đã đánh dấu con người bước vào một thời kì phát triển mới. Các thiết bị công nghệ tiên tiến, dần thay thế con người làm việc, không người bán, không người lái, làm việc nhà đã có robot, tắt , bật bóng đèn đã có thiết bị tự động,..

     Bên cạnh những tích cực mà công nghệ mang lại, chúng ta không thể phủ nhận. Thế nhưng bên cạnh những mặt tích cực luôn tồn tại những mặt tiêu cực.Công nghệ làm bạn trở nên lười nhác hơn, đôi khi khiến bạn trở nên ích kỷ và ” điên khùng” . Bạn không muốn làm việc nhà, bạn sử dụng robot làm việc thay bạn, trong khi đó bạn ngồi nghe nhạc, xem phim .  Bạn trở nên ích kỷ và điên khùng khi máy tính, điện thoại ” đơ”, vào mạng chậm và load không được. Điều đó làm bạn tức giận và nổi khùng vô cớ với điện thoại, máy tính.

     Công nghệ làm bạn mất đi giác ngủ, phá hủy đồng hồ sinh học của bản. Bởi con người luôn có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, hay xem phim trước khi đi ngủ. Chính thói quen đó đã lấy đi giấc ngủ của bạn, thói quen ngủ muộn sẽ phá hủy đồng hồ sinh học của bạn. Không chỉ  giấc ngủ, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, nguy cơ ung thư cao, xuất hiện bệnh béo phì, trầm cảm, tâm lý không ổn định và giảm trí nhớ.

     Công nghệ – nguy cơ thất nghiệp , thiếu việc làm. Không cân người làm giúp việc nhà, không cần thuê người lái xe, lái máy bay, không cần người bán hàng, thu tiền. Tất cả dường như được thay thế bằng công nghệ, điều đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, thất nghiệp, không có việc làm đồng nghĩa với việc không kiếm được tiền để trang trải cuộc sống.

     Qua đây ta thấy được rằng, sự phát triển công nghệ đã mang lại cho con người sự thay đổi hoàn toàn mới. Thế những nó cũng mang lại cho con người nhiều hệ lụy không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống , tinh thần của con người. Vì vậy, chúng ta phải biết cách sử dụng công nghệ như thế nào cho hợp lý, để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tinh thần, đời sống của bạn. (st)

Câu 17: Sự sống xuất hiện và phát triển đầu tiên trong môi trường nước vì:A. môi trường nước chiếm diện tích lớn.     B. cấu tạo cơ thể sinh vật thích nghi với đời sống ở nước.C. trên cạn xảy ra nhiều biến đổi khí hậu bất lợiD. lớp nước dày bảo vệ sinh vật chống tác dụng của tia tử ngoại.Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về giai đoạn tiến...
Đọc tiếp

Câu 17: Sự sống xuất hiện và phát triển đầu tiên trong môi trường nước vì:

A. môi trường nước chiếm diện tích lớn.     

B. cấu tạo cơ thể sinh vật thích nghi với đời sống ở nước.

C. trên cạn xảy ra nhiều biến đổi khí hậu bất lợi

D. lớp nước dày bảo vệ sinh vật chống tác dụng của tia tử ngoại.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về giai đoạn tiến hóa hóa học:

A. chất hữu cơ được tổng hơp từ các chât vô cơ bằng con đường hóa học.

B. chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thủy.

C. đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những đại phân tử và những hệ đại phân tử.

1
27 tháng 3 2022

Câu 17: Sự sống xuất hiện và phát triển đầu tiên trong môi trường nước vì:

A. môi trường nước chiếm diện tích lớn.     

B. cấu tạo cơ thể sinh vật thích nghi với đời sống ở nước.

C. trên cạn xảy ra nhiều biến đổi khí hậu bất lợi

D. lớp nước dày bảo vệ sinh vật chống tác dụng của tia tử ngoại.

Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về giai đoạn tiến hóa hóa học:

A. chất hữu cơ được tổng hơp từ các chât vô cơ bằng con đường hóa học.

B. chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thủy.

C. đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những đại phân tử và những hệ đại phân tử.

21 tháng 7 2021

1) 

a.  Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."

b. Tham khảo:

    Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh biết vợ bị oan. Ít lâu sau Vũ Nương gặp Phan Lang cùng làng bị đắm thuyền được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, Trường Sinh làm theo, Vũ Nương trở về chốc lát, ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất. 

2)  Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

* Cách kể chuyện:

 - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

 - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.

* Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:

 - Bé Đản ngây thơ

 - Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

 - Vũ Nương yêu thương chồng con.

* Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.

19 tháng 6 2016

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
 Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
– Về kinh tế – xã hội:

 Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
 Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
 Người dân có kinh nghiệm.
 Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

 Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
 Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

------------------------

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt

13 tháng 4 2017

1) Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
2) Tại sao ở vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng?
– Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường…
– Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, khôngngọn…).

Gợi ý đáp án môn Địa lý khối C do cô Nguyễn Thị Lành (Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn, TP.HCM) thực hiện

1.Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

  • Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
  • Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
  • Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

– Về kinh tế – xã hội:

  • Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
  • Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
  • Người dân có kinh nghiệm.
  • Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
  • Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

  • Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
  • Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

2.Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt .