K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Đi dọc con phố Dịch Vọng, Cầu Giấy ta vẫn còn thấy xuất hiện những mẹt bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

     Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được cha mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

26 tháng 2 2023

Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, việc giữ gìn văn hóa cổ truyền hay văn hóa dân gian của dân tộc là một điều vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống. Nét đẹp văn hóa cổ truyền được thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan, cách tư duy lối sống và thẩm mỹ cùng với phong tục, tập quán, ngôn ngữ. Nó là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời. Nó đã tồn tại với chúng ta từ nhiều năm và sẽ mãi trường tồn. Vì vậy, đây là một tài sản tinh thần giá trị cần được lưu giữ cẩn thận. Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc.Nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên Việt Nam không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc. Việt Nam gồm 54 dân tộc với những sắc thái văn hóa riêng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất. Suốt 4000 năm lịch sử, văn hóa cổ truyền Việt Nam đã đi cùng năm tháng, theo dõi tiến trình phát triển của dân tộc ta. Do đó, việc bảo vệ văn hóa cổ truyền là cần thiết. Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử. Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia chịu sự tác động lớn của quá trình này. Trong quá trình đó, như một lẽ tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực “được rất nhiều” là những mặt trái, “mất không ít”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao bản lĩnh và “bộ lọc”, nhằm phát huy tốt nhất sự bồi đắp, làm giàu văn hóa dân tộc và khắc chế tối đa những hệ lụy, tiêu cực. Hiện nay, hội nhập quốc tế là quy luật khách quan nhưng trong tương quan lại nghiêng về các nước phát triển, các nước lớn. Cho nên Việt Nam cần tỉnh táo, thông minh trong quá trình hội nhập để không bị hòa tan. Vậy nên, người trẻ như chúng ta cần chung tay để có thể giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền, để lưu giữ giá trị của dân tộc

1 tháng 4 2022

Tham khảo 
Từ thời phong kiến đến hiện tại, vẻ đẹp của người lao động vẫn thể hiện rõ ràng. Thể hiện ở chỗ ai ai cũng có một lòng nồng nàn yêu người, yêu tổ quốc, giúp đỡ láng giềng; giữ được những đức tính giản dị, thật thà và lòng tự trọng, luôn về chính nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã cùng nhau nổi dậy đấu tranh dành lại độc lập; nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp của người nông dân lao động. Đến nay, không ít những phát triển dần tiến bộ, khoa học kỉ thuật tăng tiến nhưng người dân Việt Nam vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người lao động; từ những việc làm nhỏ nhặt đến sang trọng, tất cả nên mang một nét đặc trưng của dân tộc. Những thứ đã đạt được thì nên giữ gìn chúng thật cẩn thận, tôn vinh vẻ đẹp ấy để mọi công dân đều có thể thực hiện tròn vẹn nhiệm vụ của người lao động.

5 tháng 10 2017

   Muốn sang thì bắc cầu Kiều

   Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

   - Tôn sư trọng đạo

   - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

   - Đi thưa, về gửi

   - Trên kính, dưới nhường

   - Tiên học lễ, hậu học văn

   Công cha như núi Thái Sơn

   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Một lòng thờ mẹ kính cha

   Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

9 tháng 5 2022

tham khảo:

Năm nay đào lại nở, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Với kiểu kết cấu đầu cuối vô cùng độc đáo như đã liên kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại lại với nhau vô cùng tinh tế. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt: "Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?". Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

31 tháng 3 2017

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Tôn sư trọng đạo

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Đi thưa, về gửi

- Trên kính, dưới nhường

- Tiên học lễ, hậu học văn

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con


11 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

 

28 tháng 1 2021
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người.That tuyet!!! Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
15 tháng 5 2022

Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:

      Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.