K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

26 tháng 12 2021

Bạn ơi viết một đoạn văn ngắn

24 tháng 11 2021

.....

24 tháng 11 2021

lười viết ghia :))

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

20 tháng 12 2020

Làm ơn trả lời câu này giúp mình

 

8 tháng 11 2021

Em tham khảo:

      Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

15 tháng 12 2022

HAYYYYYYYYYYYYYY⚡