K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2023

nó giúp cho xã hội ngày càng phát triển, giúp cho con người ngày càng tiếp thu thêm được nhiều những tinh hoa của nhân loại

14 tháng 8 2018

Tác động của tin học đối với xã hội là:

+ Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội

+ Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại cũng góp phần thay đổi phong cách sống của con người

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội Tin học và máy tính ngày nay đã trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội

→ Đáp án D

12 tháng 1 2022

phải thuộc bảng mã nha bạn

17 tháng 4 2021

CÂu 2:

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.


Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo dức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn XH luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm

 

 

17 tháng 4 2021

Câu 1:

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:

+ Thói hư, tật xấu.

+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.

+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán… 

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tế nạn xã hội: Sống giản dị, trong sạch và lành mạnh. ... Tuyên truyền để mọi người dân được biết để tránh các tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.

 

20 tháng 11 2023

Thiết bị thông minh và tin học đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiều ưu việt cho các hoạt động xã hội. Dưới đây là một số ưu điểm quan trọng:

1. **Giao Tiếp Dễ Dàng:**
   - Thiết bị thông minh và tin học tạo điều kiện cho giao tiếp thuận tiện và nhanh chóng qua các ứng dụng như Facebook, WhatsApp, hoặc các nền tảng khác.
   - Video call và cuộc họp trực tuyến giúp kết nối với người thân, bạn bè và đồng nghiệp mà không cần phải có mặt trực tiếp.

2. **Chia Sẻ Thông Tin Nhanh Chóng:**
   - Các ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ thông tin, hình ảnh, và video một cách nhanh chóng với một số lượng lớn người.

3. **Mở Rộng Phạm Vi Giao Tiếp:**
   - Internet và các ứng dụng xã hội cho phép giao tiếp với người ở xa, mở rộng phạm vi kết nối xã hội.

4. **Tạo Cộng Đồng Trực Tuyến:**
   - Các nền tảng xã hội tạo ra cộng đồng trực tuyến với các chủ đề chung, sở thích, hoặc mục tiêu, giúp mọi người kết nối và chia sẻ ý kiến.

5. **Dễ Dàng Tìm Kiếm Thông Tin:**
   - Internet cung cấp khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, giúp người dùng cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất.

6. **Hỗ Trợ Công Việc Nhóm:**
   - Công nghệ hỗ trợ công việc nhóm thông qua các ứng dụng và công cụ cộng tác trực tuyến như Google Docs, Microsoft Teams, giúp người làm việc chung một cách hiệu quả.

7. **Tạo Điều Kiện Cho Học Tập Trực Tuyến:**
   - Hệ thống giáo dục trực tuyến và các nguồn thông tin trực tuyến giúp mọi người dễ dàng tiếp cận kiến thức và học tập từ mọi nơi.

8. **Quảng Bá Văn Hóa và Đa Dạng:**
   - Công nghệ và mạng xã hội có thể quảng bá và bảo tồn văn hóa, giúp mọi người hiểu và tôn trọng sự đa dạng của thế giới.

9. **Tiện Ích Đời Sống:**
   - Các ứng dụng thông minh giúp người dùng quản lý công việc, thời gian, sức khỏe, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày.

10. **Tạo Cơ Hội Kinh Doanh:**
    - Công nghệ tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử, và mạng lưới kinh doanh trực tuyến.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng công nghệ cần được quản lý một cách có trách nhiệm để tránh những vấn đề như lạc quẻ xã hội, mất quyền riêng tư, và các thách thức khác.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

(*) Gợi ý:

- Thông tin 1: Nước Mỹ với vết thương mâu thuẫn sắc tộc

+ Nước Mỹ lại đang tiếp tục bộc lộ những vết thương dai dẳng của một đất nước đa sắc tộc, chủng tộc, nguồn gốc. Căng thẳng đã nổ ra với cuộc biểu tình những người mang tư tưởng “da trắng thượng đẳng”. Cảnh sát đã phải căng mình mới tránh được bạo lực đổ máu.

+ Tuần hành biểu tình rồi cũng chấm dứt. Nhưng những vấn đề nội tại của nước Mỹ vẫn còn nguyên. Đó là tình trạng bạo lực với tỷ lệ cao ở khu vực da màu, là làn sóng nhập cư vào Mỹ vẫn gia tăng mạnh, là chính sách theo hướng trấn áp người nhập cư. Tất cả đang khiến cho các phong trào mang hơi hướng phân biệt chủng tộc ở Mỹ có điều kiện bùng phát.

+ Soi vào lịch sử, từ gần một thế kỷ nay, Mỹ luôn vẫn phải đối mặt với những vụ bạo động mang màu sắc kỳ thị chủng tộc. Có thể kể ra một số mốc thời gian như Charlotte, Bắc Carolina, tháng 9-2016; Ferguson, Missouri, tháng 8-2014; lùi xa hơn một chút, Cincinnati, Ohio, tháng 4-2001; Miami, Florida, tháng 5-1980... Trong hàng loạt những cuộc bạo động này, giới nghiên cứu lịch sử chú ý nhất tới cuộc nổi dậy của người da đen ở Chicago, Illinois, vào tháng 7-1919.

+ Ẩn sau bức tranh đa sắc của một nước Mỹ phồn vinh, một xã hội phát triển hàng đầu thế giới và luôn tự hào với những giá trị của bình đẳng và dân chủ là xung đột gay gắt giữa các hệ phái tư tưởng dân tộc, xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ tồn tại, chỉ cần có cơ hội là bùng phát thành những vụ xô xát đầy bạo lực.

- Thông tin 2: Mỹ cần lao động nhập cư để đánh bại lạm phát

+ Các chuyên gia đánh giá rằng lao động nhập cư là lời giải cho bài toán thiếu người lao động của Mỹ, một trong những yếu tố dẫn đến lạm phát. Ông Matthew J. Slaughter, cựu thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng và học giả tại Harvard là ông Gordon H.Hanson cho rằng có thể chống lạm phát bằng cách mở rộng cửa cho người nhập cư lành nghề hoặc người nhập cư lao động tay chân để đẩy mạnh năng lực cung ứng của kinh tế Mỹ. Theo họ, người nhập cư có thể giúp đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay, như vậy dần dần sẽ hạn chế tăng tiền lương và giá cả. Việc thiếu người lao động khiến giá thành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đắt đỏ hơn bởi các công ty sẽ chuyển mức chi phí tăng sang chính người tiêu dùng qua việc tăng giá sản phẩm và dịch vụ.

+ Theo tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), mặc dù có nhiều bài viết về tình trạng hỗn loạn dọc biên giới Mỹ - Mexico nhưng việc nhập cư Mỹ thực sự không thay đổi trong thập niên qua. Từ năm 2011 đến năm 2021, tỉ lệ dân số Mỹ là người sinh ra ở nước ngoài chỉ tăng nhẹ, từ 13,0% lên 13,6%. Điều này phản ánh sự sụt giảm đáng kể trong lượng lao động nước ngoài. Trong giai đoạn từ 2000 - 2010, có 890.000 người nhập cư vào Mỹ mỗi năm nhưng đến thập kỷ tiếp theo, con số này giảm gần một nửa xuống còn 480.000 người mỗi năm.

+ Sụt giảm nhanh chóng về số lượng người nhập cư đã khiến thị trường lao động Mỹ khó hoạt động bình thường. Ngoài việc bù đắp cho sự sụt giảm dài hạn của tỉ lệ sinh ở Mỹ, những người lao động nhập cư có ưu điểm là linh hoạt hơn nhiều so với những người lao động bản địa. Khi tăng trưởng việc làm tăng và giảm ở các khu vực khác nhau, người lao động nhập cư là nhóm đầu tiên đáp ứng, giúp giảm sự phân bổ chênh lệch khu vực trong nguồn cung lao động của Mỹ.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam

Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.

▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....

+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

♦ Yêu cầu số 2:

- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Về văn hóa, xã hội: 

- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. 

=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

TK:

Câu 1
Xã hội tin học hoá là xã hội maf ở đó tin học và máy tính đóng vai trò không thể thiếu đối với hoạt động xã hôij
mặt trái :an ninh mạng- các hacker dùng mọi thủ đoạn xâm nhập máy chủ các Doanh nghiệp, Công Ty ăn cắp tài liệu, thông tin mật trong kinh doanh....xâm nhập tài khoản cá nhân ở ngân hàng, ăn cắp tiền gửi....Lừa đảo tình & tiền những người nhẹ dạ, cả tin trong thế giới mạng.......

Ý nghĩa: Phản ảnh được ý chí chống sự áp bức, bóc lột của chính quyền Lê Trịnh. Thể hiện được sức mạnh của quần chúng nhân dân

tác động: Làm lung lay chế độ chính quyền Lê-Trịnh. Buộc chính quyền phải thay đổi một số điều luật hà khắc.