K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      “Con đường mùa đông” là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.

22 tháng 9 2023

mù văn:))

22 tháng 9 2023

:))bạn nì hài ghê

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

    “Chết ba năm hình còn treo đó;

    Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

    Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

    Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

    Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

    Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

6 tháng 3 2023

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

     Nhìn những sinh linh do mình tạo ra đang hoảng loạn vì tai họa, vị nữ thần đầu người mình rắn vô cùng thương xót”. Có thể thấy Nữ Oa là một người có trái tim nhân hậu, trước tai họa do thần Lửa và thần Nước gây ra, bà không chọn cách trừng phạt những kẻ đã gây ra tai họa ấy, mà vội vã tìm đủ mọi cách để tu sửa lại bầu trời giúp dân vượt qua tai họa ấy. Trong khi việc luyện đá trời tốn rất nhiều công sức, công phu nhưng vì những sinh linh ấy bà đã dồn hết tất cả sức mạnh, trí tuệ, tình yêu để khắc phục những hậu quả của cuộc đấu tranh giữa hai vị thần, đem lại cuộc sống bình yên cho con người. Không những thế bà còn giúp con người diệt từ con rồng đen hung ác để tránh để lại hậu họa về sau, bà còn dạy dân cách để tránh được nạn lũ lụt. Những công lao của bà cho đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền cho các thế hệ sau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Yếu tố nghệ thuật đặc sắc:

- Nghệ thuật nhân hóa khiến sông Hương đã trở thành hình tượng trung tâm – một nhân vật có lai lịch, tính cách, tình cảm riêng.

- Sự đan quyện giữa các thông tin xác thực về sông Hương với cảm xúc sâu đậm, dồi dào của người viết về dòng sông ấy.

- Sự phối hợp các tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau.

- Cách diễn đạt tài hoa thể hiện ở ngôn ngữ, giàu hình ảnh, cách liên tưởng so sánh bất ngờ, nhịp điệu đầy biến hóa của câu văn.

7 tháng 5 2023

Thần thoại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân- Âu Cơ, Thạch Sanh,.. , trong đó tôi ấn tượng nhất là truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh được biết đến là "chúa của những miền non cao" trong khi Thủy tinh là '' chúa của vùng nước thẳm. Vì khó chọn lựa giữa hai chàng trai tài giỏi, vua Hùng đã ra quyết định: ''Nếu ai mang sính lễ đến trước gồm:một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín nggaf, gà chính cựa, ngựa chín hồng mao thì ta sẽ gả con gái cho người đó". Kết quả là Sơn Tinh đã mang sinh lễ đến trước và rước được công chúa. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mỵ Nương nên vô cùng tức tối. Sau đó thủy Tinh đã hô mưa, gọi gió đem quân đến nhằm cướp Mỵ Nương. Nhưng trước sức mạnh của Thủy Tinh cfng sự đồng lòng của người dân Văn Lang, thủy Tinh đã bại trận. Có thể nói đây là một câu chuyện thần thoại vô cùng ý nghĩa khi mượn hình ảnh cuộc chiên giữa hai vị thần để nói về nguồn gốc bão lụt hàng năm trên đất nước ta. Cùng với đó là hình ảnh người dân đoàn kết phòng chống thiên tai được thể hiện rõ nét qua hình ảnh Sơn Tinh cùng nhân dân Văn Lang chống lại Thủy Tinh.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Chia sẻ suy nghĩ của bản thân về truyện thần thoại mình thấy đặc sắc.

Lời giải chi tiết:

     Lí giải về sự hình thành của con người, hiện tượng tự nhiên, văn hóa, ...có rất nhiều cách và truyện thần thoại cũng là một trong những nơi được gửi gắm. Thần Trụ trời là một truyện thần thoại em cảm thấy đặc sắc và để lại cho em những bài học ý nghĩa. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, xuất hiện một vị thần khổng lồ. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Em thực sự ấn tượng với cách miêu tả về ngoại hình của vị thần với đôi chân dài, bước một bước là đi từ vùng này tới vùng nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Chi tiết đó đã lột tả được sức mạnh thần kì, phi thường của thần Trụ trời và chính sức mạnh đó đã tạo nên trời, đất như ngày nay. Ngoài ra, ta có thể thấy được tình thương mà thần Trụ trời gửi gắm bởi nếu không có tình cảm ấy thì thần không nhọc công, một mình đắp cột chống trời. Không chỉ là sự yêu thương, đó còn là sự kiên trì, quyết tâm, nhẫn nại. Đó là tất cả những lí do khiến em muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về thần thoại Thần Trụ trời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết tham khảo

 

Thần thoại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân- Âu Cơ, Thạch Sanh,.. , trong đó tôi ấn tượng nhất là truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh được biết đến là "chúa của những miền non cao" trong khi Thủy tinh là "chúa của vùng nước thẳm". Vì khó chọn lựa giữa hai chàng trai tài giỏi, vua Hùng đã ra quyết định: "Nếu ai mang sính lễ đến trước gồm: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa, ngựa chín hồng mao thì ta sẽ gả con gái cho người đó". Kết quả là Sơn Tinh đã mang sinh lễ đến trước và rước được công chúa. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mỵ Nương nên vô cùng tức tối. Sau đó thủy Tinh đã hô mưa, gọi gió đem quân đến nhằm cướp Mỵ Nương. Nhưng trước sức mạnh của Thủy Tinh cfng sự đồng lòng của người dân Văn Lang, thủy Tinh đã bại trận. Có thể nói đây là một câu chuyện thần thoại vô cùng ý nghĩa khi mượn hình ảnh cuộc chiên giữa hai vị thần để nói về nguồn gốc bão lụt hàng năm trên đất nước ta. Cùng với đó là hình ảnh người dân đoàn kết phòng chống thiên tai được thể hiện rõ nét qua hình ảnh Sơn Tinh cùng nhân dân Văn Lang chống lại Thủy Tinh.