K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2023

cảm ơn chỗ em đầy mưa nhưng không ngập vì ở vùng cao 

Nghệ An bọn e thì đỡ hơn nhưng mà buốt với mưa suốt a ạ. Nhìn thiệt hại của đợt lụt mà em vẫn thấy em còn may chán, hehe

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

SERIES: MÙA MƯA LŨ 2023PHẦN 1: MƯA LŨ LỚN Ở MIỀN TRUNG 2023, THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐÀ NẴNG BÁO ĐỘNG MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA THIÊN TAI GÂY RA Ở CẤP 4 - RẤT LỚNNhững ngày qua, nếu các em có đọc tin tức thì có lẽ cũng biết miền Trung đang hứng chịu một đợt mưa lũ bão kéo dài vài ngày, thậm chí là cả tuần. Nhiều địa phương được dự báo mức độ rủi ro của mưa lũ từ cấp 2 đến cấp 4, đặc biệt phải kể...
Đọc tiếp

SERIES: MÙA MƯA LŨ 2023

PHẦN 1: MƯA LŨ LỚN Ở MIỀN TRUNG 2023, THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐÀ NẴNG BÁO ĐỘNG MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA THIÊN TAI GÂY RA Ở CẤP 4 - RẤT LỚN

Những ngày qua, nếu các em có đọc tin tức thì có lẽ cũng biết miền Trung đang hứng chịu một đợt mưa lũ bão kéo dài vài ngày, thậm chí là cả tuần. Nhiều địa phương được dự báo mức độ rủi ro của mưa lũ từ cấp 2 đến cấp 4, đặc biệt phải kể đến như Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng mức độ rủi ro thiên tai gây ra ở cấp 4 - rất lớn, Quảng Nam đạt cấp 3 - lớn,...Đây là lần đầu tiên Thừa Thiên Huế cũng như Đà Nẵng đạt cấp độ này. Đáng buồn hơn cả là tại Thừa Thiên Huế, đã có người chết vì mưa lũ bão kéo dài.

Những khó khăn trước mắt của những người dân Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng nói chung; và những người dân Bắc Trung bộ nói riêng không biết phải dùng bao nhiêu từ ngữ mới có thể diễn tả được: nhiều gia đình phải sơ tán tới khu vực an toàn, cuộc sống thảm cảnh mưa lũ khiến nhiều học sinh - sinh viên buộc nghỉ học 1-2 ngày để đảm bảo an toàn, các cơ sở kinh doanh cũng bị ảnh hưởng về doanh thu thậm chí là đóng cửa gần tuần qua,....Những hình ảnh dưới đây là rõ nét hơn về mưa lũ bão ở khu vực Bắc Trung bộ:

Link ảnh + video: https://drive.google.com/drive/folders/1--Qr0M5MBSnPzCmUygUCpu9C5aa2vExV?usp=sharing

Các video tiktok khác: https://vt.tiktok.com/ZSNjrf3Bu/
https://vt.tiktok.com/ZSNjrB22r/
https://vt.tiktok.com/ZSNjrMFYd/

Các hình ảnh tiêu biểu:

loading...loading...

loading... loading... loading...

Sau gần 3 ngày mưa bão lũ cản trở tuyến đường giao thông và cuộc sống sinh hoạt, học tập, làm việc của người dân các địa phương thì những hình ảnh video trên là minh chứng rõ nhất. Qua bài đăng này, mình mong rằng thiên tai sẽ dịu dàng với người dân nơi đây, hãy để lại những lối sinh hoạt thường nhật ông trời nhé! Cảm ơn những người con Bắc Trung bộ đã luôn mạnh mẽ, kiên cường, chịu thương chịu khó, tự hào về mọi người.

Không biết các bạn có cảm nghĩ như thế nào khi nhìn thấy những hình ảnh video clip này nhỉ?

21
15 tháng 10 2023

Các bạn ở những vùng khác có thể có lũ nhưng khu vực Bắc Trung Bộ thì hầu như năm nào cũng 2-3 đợt lũ, đặc biệt là Nghệ An, Quảng Bình,...Thật cảm phục người dân những mảnh đất này.

15 tháng 10 2023

Thấy tội cho những người ở Miền Trung quá

Mong sẽ có những người hảo tâm quyên góp tiền cho họkhocroi

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế.Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa...
Đọc tiếp

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế.

Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn.

Qua đoạn văn tên em hãy nêu những hậu quả của việc phá rừng ở nước ta.Em có biện pháp gì để giảm nhẹ thiên tai ở nước ta.

1
19 tháng 1 2022

tham khảo

*hậu quả:

Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn đất, ảnh hưởng tới khí hậu do lượng nước bốc hơi ít, mất nguồn gen sinh vật.
biện pháp:

Trồng nhiều cây xanh

Cần lên án những hàng động phá rừng làm nương rẫy,đốn những cây gỗ trong rừng.

Tuyên truyền với mọi người về lợi ích của rừng

10 tháng 5 2021

Thoát ra ngoài cái ánh nắng chói chang là một cơn mưa tươi tắn. Sau bao ngày trời đổ nắng, cuối cùng cũng có một cơn mưa, làm cho trời trong xanh, cây cỏ tươi tốt, cái hơi se lạnh làm lòng ta thoải mái nhường nào.

Sáng sớm thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà em thấy đẹp hơn hẳn. Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang cố gắng chạy theo chân gà mái mẹ xung quanh vườn mà kiếm ăn. Chú cún con chạy theo em từ lúc nào đang chạy nhảy loanh quanh dưới chân em, đùa giỡn vẫy đuôi không ngừng, có lẽ vì cơn mưa mà không chỉ cảnh vật mà con người ta cũng thay đổi tâm trạng. Ánh nắng đang cố len lỏi dưới từng tán lá đang còn đọng lại giọt mưa làm lấp lánh rất đẹp.

Nhìn những hàng cây được thỏa sức tắm táp dưới mưa nên hôm nay càng xanh hơn, vươn cao hơn, từng chồi non cũng thi nhau trồi ra, tràn đầy sức sống. Những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc khi bao ngày chịu cảnh nắng nóng. Trên đường, dòng xe cộ cũng trở nên nhộn nhịp vui tươi hơn, không còn cảm thấy khó chịu vì trời nắng gắt nữa. Mọi người đang bắt đầu công việc với một năng lực tràn đầy nhất. Tiếng người cười nói, đi lại rộn dịp. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây, cậu bé đá banh... Thật là khung cảnh tuyệt đẹp.

Sau cơn mưa trời lại sáng, đúng vậy trời mưa làm khung cảnh thay đổi, con người cũng thay đổi theo, với em bầu trời và khung cảnh sau cơn mưa thật đẹp, mang lại cho ta một không khí trong lành sau bao ngày làm việc mệt mỏi.

Quê hương em, một nơi có những cánh đồng xanh mướt, có rừng xanh bao la, có núi bạt ngàn. Là một vùng quê yên tĩnh và đầy chất thơ. Năm nay em về quê đón tết, trong cái tiết lạnh giá của buổi sáng mùng 1 đã xuất g cánh đồng xanh mướt, có rừng xanh bao la, có núi bạt ngàn. Là một vùng quê yên tĩnh và đầy chất thơ. Năm nay em về quê đón tết, trong cái tiết lạnh giá của buổi sáng mùng 1 đã xuất hiện một cơn mưa phùn nhẹ nhè, như những hạt ngọc kim sa từ trên trời rơi xuống mang hình hài của một cơn mưa. Mưa không ướt người, có ướt nhưng chỉ như phủ sương. Làm cho em cảm nhận được rằng nó mát lạnh và như những hạt bụi thôi.. mưa phùn gột rửa tất cả những hạt bụi trên mái nhà trên những tán lá cây, làm cho ai cũng cảm thấy lòng nao nức đến là. Sau cơn mưa, mọi thứ tươi tắn, tốt tươi trở lại nguyên vẹn hình hài của nó, làm cho buổi sáng đầu năm mới tươi sáng làm sao

tick nha

10 tháng 6 2023

Bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy, sạt lở đất

23 tháng 6 2018

Sau những cơn mưa rào mùa hạ,thiên nhiên như bừng tỉnh giấc. Bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.
Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.

CLB Toán Học Lớp 5b ơi lạc đề rồi

5 tháng 5 2022

D