K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2023

Tình yêu làng quê, đã từ lâu, gần như trở thành một tình cảm hiện hữu trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam. Ông Hai cũng vậy. Tinh cảm mà ông dành cho làng Chợ Dầu thân yêu không chỉ dừng ở vẻ đẹp bên ngoài với đường lát đá xanh, nhà gạch san sát,…mà còn về tất cả mọi thứ có trong làng. Lòng yêu làng xóm quê hương đã tạo nên một ông Hai rất đặc biệt trong đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đoạn trích mở ra khi ộng Hai cùng gia đình đã đi tản cư. Nhưng không vì lẽ đó mà ông quên làng Chợ Dầu, ngược lại, ông thường đi khoe làng với mọi người ở nơi ở mới. Kim Lân đã khéo léo khi xây dựng ông Hai với một thói quen rất lạ nhưng đáng yêu đó. Khoe làng tuyệt nhiên không phải vì hợm hĩnh mà chỉ đơn thuần ông muốn san sẻ tình yêu làng nồng nàn trong con tim mình với mọi người. Những lúc rảnh rỗi, ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Dù thực sự khổ tâm vì không thể tự đọc nhưng ông luôn thích thú khi nghe “lỏm” được tin về chiến công của quân ta, những lúc đó “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”. Sự nhớ nhung khôn nguôi về làng Chợ Dầu tạo thành thói quen khoe làng cùng lòng vui sướng khi nghe những thành công của cuộc kháng chiến cho ta thấy một ông Hai với lòng yêu làng, ủng hộ cách mạng rất trong sáng, rất tiêu biểu của những người nông dân Việt Nam

12 tháng 11 2023

bảo k sao chép mà

 

28 tháng 4 2020

Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm văn học nổi tiếng viết về người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai - nhân vật chính của truyện chính là hình ảnh tiêu biểu và chân thực nhất về những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cuộc cách mạng,với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, với niềm tin yêu ,thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ vĩ đại ;kính yêu. Thông qua câu truyện ngắn này ,ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết ; sâu sắc của người nông dân Việt Nam dù ở trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1  một mực 1 lòng yêu quê hương đất nước. 

Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt mà mỗi người trong chúng ta cũng rất khó để diễn tả thành lời. Ở nơi tản cư ông  vẫn luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi “trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên” và “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc;tha thiết khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo ,lôi cuốn,cuốn hút. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..”. Lúc này “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân” vì sự ngạc nhiên đến nỗi bắt ngờ làm ông đau xót, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng víu ở cổ, ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi ” nhằm hi vọng đó không phải là sự thật. Nhưng trước câu nói khẳng định, ông xấu hổ đứng lảng bỏ về, cúi mặt xuống mà đi từ từ ; chậm rãi. Ông xấu hổ vì trước đây hay đi khoe về làng cho mọi người mà bây giờ làng lại là Việt gian, bị người ta chửi bới, chỉ cần nghĩ đến đó thôi cũng đủ làm ông xấu hổ không dám nhìn mặt bất kì ai nữa.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ ,vào cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn thêm gấp trăm , gấp vạn lần…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt, thủy chung , không thể nào bị phá vỡ được. Ông xúc động, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Nhưng ,dẫu vậy , thì ông vẫn mãi một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .

May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được đính chính lại. Ông Hai sung sướng như được vừa được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã khắc họa thành công được chiều sâu về mặt tâm trạng của nhân vật,điều đó đã góp một phần không nhỏ tới sự thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

28 tháng 4 2020

chúc hok tốt

19 tháng 5 2020

Đọc truyện ngắn "Làng" người đọc rất ấn tượng về nhân vật ông Hai là người dân hiền lành, cần cù, chăm chỉ, chất phác và có tình yêu dành cho làng chợ Dầu luôn bùng cháy mãnh liệt. Khi chiến tranh xảy ra ông phải đi tản cư " tẩn cư âu cũng là kháng chiến" ông nhớ làng, khoe về làng đẹp, giàu: nhà ngói san sát, xầm uất. Ông vui, tự hào, hãnh diện về làng. Ông còn khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc mà không nhận ra viên tổng đốc là kẻ thù của mình. Ánh sáng cách mạng đã soi rọi tới cuộc đời tăm tối của ông để biết ai là kẻ thù để ông không còn khoe về nó nữa. Ông từng tham gia xây dựng những công trình kháng chiến: đào đường, đắp u, xẻ hào... những công việc vất vả nhưng ông tham gia với tinh thần hăng say, vui vẻ, trách nhiệm. Tình yêu làng quê của ông Hai không chỉ thể hiện bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể người nông dân ấy sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Tình yêu làng quê đã hòa quyện trong tình yêu nước. Ông Hai có thói quen là đến phòng thông tin niềm vui sướng khi nghe được tin chiến thắng của quân ta dù có nhỏ nhưng với suy nghĩ "tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây chả bước sớm". Những suy nghĩ ấy của người nông dân về kẻ thù khi còn rất đơn giản nhưng nó cũng thể hiện niềm tin nhất định thành công của cách mạng. Đó chính là nhận thức tư tưởng mới của ông Hai khi có ánh sáng cách mạng.

19 tháng 5 2020

bn phải t.i.c.k cho mn nha bn eiii!!!

12 tháng 12 2020

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,với nhân vật chính là ông Hai,một lão nông hiền lành,yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu.

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông cũng thường xuyên đi đọc báo để nghe tin về làng Chợ Dầu của mình. Những chiến công nho nhỏ của các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông sướng rơn, cứ như thể làng mình vừa lập công vậy. Ông mong đất nước mau đến ngày thống nhất cùng như mong chóng được trở về làng.

Mọi việc làm, hành động của ông Hai đều hướng về làng. Tình yêu làng trong ông có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to… Nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ nghĩ người ta bàn tán đến chuyện làng mình. Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay tin mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục trú ngụ vì không chứa những người làng Chợ Dầu theo giặc.

 

12 tháng 12 2020

1.  Mở bài:

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. - Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai - một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

2. Thân bài:

_Luận điểm 1: tình yêu làng + Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình - Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em + Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá " + Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:"Hà, nắng gớm, về nào... " rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc. - Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.

+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính - Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. _Luận điểm 2: tình yêu nước: - Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. - "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ).

3. Kết bài

-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.