K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2021

1. truyền thống đoàn kết ; yêu thương con người ; kiên trì 

2.Sự vào cuộc quyết liệt, ứng phó linh hoạt của chính quyền và cả hệ thống chính trị; tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, sẻ chia của cộng đồng xã hội... là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp ngăn chặn dịch bệnh

3.

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…Truyền thống tốt đẹp là vô cùng quí giá, góp phần phát triển dân tộc và mỗi cá nhân.Việc thừa kế và phát huy là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trách nhiệm:

Tự hào, kế thừa, phát huyPhê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn thương
27 tháng 12 2021

1. truyền thống đoàn kết ; yêu thương con người ; kiên trì 

2.Sự vào cuộc quyết liệt, ứng phó linh hoạt của chính quyền và cả hệ thống chính trị; tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, sẻ chia của cộng đồng xã hội... là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp ngăn chặn dịch bệnh

3.

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…Truyền thống tốt đẹp là vô cùng quí giá, góp phần phát triển dân tộc và mỗi cá nhân.Việc thừa kế và phát huy là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trách nhiệm:

Tự hào, kế thừa, phát huyPhê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn thương

14 tháng 3 2021

.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm...
Đọc tiếp

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm gì để rèn luyện lao động cần cù,sáng tạo?

Câu 4:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn An nói riêng với bạn Chung: “Nhóm mình có bạn Hoa học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn Hoa làm hết rồi”.

a. Theo em, lời nói của bạn An như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn Chung, em sẽ nói gì với An?

 

0
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tinh thần tự lực, tự cường với quyết tâm “chống dịch như chống giặc”

Vào những tháng cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, khi sự lây nhiễm rộng khắp, sức tàn phá ghê gớm ở các nước lân cận và trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 23-1-2020, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xuất hiện ca nhiễm COVID-19 bởi những người đến từ vùng dịch trên thế giới. Trước tình hình đó, trong các cuộc họp chuyên đề, họp khẩn, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn dành thời gian phân tích, nhận định về dịch bệnh COVID-19 và cho rằng nguy cơ xâm nhập vào Thành phố là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào; đồng thời, bàn giải pháp để ngăn chặn và dập dịch. Đặc biệt, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch COVID -19. Đáp lại Lời kêu gọi đó, toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, hành động với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác phòng, chống đại dịch chưa có sự chuẩn bị tốt. Đối diện với những khó khăn, thách thức đó, tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được thể hiện. Thành phố luôn theo dõi diễn biến của dịch bệnh trên thế giới, trong nước, các địa phương lân cận và phân tích mặt mạnh, mặt yếu của mình để xây dựng kịch bản, đưa ra phương án phòng, chống dịch với nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” được thực hiện một cách triệt để. Với nhận định phương án hữu hiệu trước mắt vẫn là ý thức của người dân, vì nếu chỉ một người thiếu ý thức trong phòng, chống dịch bệnh có thể tạo nên nguy hiểm cho những người xung quanh, dẫn đến hậu quả khó lường, vì vậy, Thành phố đã tổ chức các đợt tuyên truyền rộng rãi nhằm phát huy tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch” để mọi người luôn tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh.

Những tháng giữa năm 2020, trong bối cảnh nguy cơ xâm nhập, lây lan của dịch bệnh ngày càng tăng, lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần, cường độ cao hơn. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, mỗi sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng phương án để từng tập thể, cá nhân tự chịu trách nhiệm, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. Các đồng chí lãnh đạo Thành phố thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị, địa phương, đến từng chốt kiểm dịch, khu cách ly tập trung để thăm hỏi, qua đó kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, với ngành y tế, suốt hơn hai năm qua là chặng đường gian nan, vất vả ở tuyến đầu, bởi luôn phải đối diện trực tiếp với dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng, với tinh thần “lương y như từ mẫu”, các “chiến sĩ áo trắng” trong toàn Thành phố vẫn âm thầm cống hiến, hy sinh với trách nhiệm cao nhất để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Để thực hiện nhiệm vụ, họ đã gác lại việc gia đình, đi vào tâm dịch, trải qua những ngày tháng khắc nghiệt, làm việc ngày đêm, kiên cường chiến đấu.

Với sự chủ động, tinh thần tự lực, tự cường và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên dù trải qua ba lần dịch bùng phát, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công khi hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn; đặc biệt, đến cuối năm 2020, Thành phố vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt chưa có trường hợp tử vong nào. Điểm đáng ghi nhận, trong bối cảnh khó khăn, thách thức, nhưng Thành phố vẫn thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố trong các tháng đầu năm 2021 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

1 tháng 9 2021

Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính sự đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và khó khăn do dịch bệnh lần này cũng không phải là ngoại lệ.

Quốc khánh 2/9 năm nay là một ngày đặc biệt hơn so với ngày này những năm trước. Thông thường, đây là dịp nghỉ lễ và mọi người có cơ hội đi du lịch, xum họp gia đình - một dịp để mọi người tụ tập, hòa cùng niềm vui chung của đất nước. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, sau rất nhiều năm kể từ ngày đất nước thống nhất, chúng ta không được hưởng niềm vui tưng bừng thường thấy khi đón Ngày Quốc khánh.

Việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành phố là một quyết định không ai mong muốn. Nhưng dịch bệnh COVID-19 thực sự là kẻ thù vô hình, chưa có tiền lệ mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó.

Đến ngày hôm nay, nước ta có hơn 400.000 người nhiễm COVID-19, nhiều gia đình đã mất người thân vì dịch bệnh này. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bên cạnh biện pháp 5K + vaccine, chúng ta rất cần có một tinh thần vững vàng, ý chí quyết tâm để có thể chiến thắng dịch bệnh.

Ngày Quốc khánh là dịp chúng ta ôn lại lịch sử để phát huy tinh thần quyết tâm giành chiến thắng của dân tộc cho nhiệm vụ mới. Chúng ta đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch và về cơ bản, đã có những thành công nhất định trong điều kiện đất nước còn có khó khăn, nhất là nguồn lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cuộc chiến này.

Có được thành công ấy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, kiên quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự chung tay, góp sức của toàn thể nhân dân, trong đó có sự hy sinh quên mình của đội ngũ cán bộ y tế, quân đội, công an ở tuyến đầu. Nhưng đó còn là yếu tố văn hóa - tinh thần Việt Nam, điều được kết tinh, hội tụ ở một sự kiện Ngày Quốc khánh và tinh thần ấy được lan tỏa khi đất nước gặp khó khăn.

COVID-19, dù có nhiều tác động tiêu cực nhưng cũng là cơ hội thử thách sức mạnh Việt Nam. Vượt qua dịch bệnh này không chỉ giúp đất nước vượt qua khó khăn, quay trở lại nhịp sống bình thường, mà còn chứng minh bản lĩnh, ý chí, sức mạnh dân tộc đã từng tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử.

Trong dịch bệnh, chúng ta chứng kiến rất nhiều sự sẻ chia, đoàn kết để thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng chục nghìn y bác sĩ lên đường vào tâm dịch, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ “đi chợ giúp dân”, các nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn những ca khúc khích lệ tinh thần chống dịch, những em bé, người dân bình thường dành dụm tiềm bạc, nấu cơm, bán hàng hóa 0 đồng, giải cứu nông sản, sáng tạo các ATM gạo, oxy... trở thành những hình ảnh thân thương và cảm động nhất về con người Việt Nam.

Trong thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi người chính là cách để chúng ta đồng tâm cùng đất nước. Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh lần này và đây cũng sẽ là minh chứng cho tinh thần ấy.

Như Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Ngày Quốc khánh  2/9 chính là thời điểm để chúng ta nghĩ nhiều hơn về sức mạnh ấy và có thêm quyết tâm để củng cố, bồi đắp và phát huy sức mạnh ấy.

Ngày 29/7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.  Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư khiến chúng ta có thêm động lực, quyết tâm để lan tỏa tinh thần độc lập dân tộc mà cha ông ta đã từng nỗ lực, hy sinh để xây dựng nên, cho một đất nước phồn vinh như ngày hôm nay.

Lòng tự hào trong lịch sử giúp chúng ta tự tin hơn trong hiện tại, giúp chúng ta có một niềm tin mãnh liệt rằng tinh thần bất diệt của Ngày 2/9 không chỉ là thời điểm tôn vinh sức mạnh Việt Nam mà còn là thời điểm tỏa sáng giá trị Con người, Văn hóa Việt Nam, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường cho một tương lai tươi sáng của dân tộc./.

Nguồn: Chinhphu.vn

30 tháng 12 2021

các bn giúp mk với