K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
27 tháng 10 2023

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.

- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.

Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:

- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.

- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.

- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.

24 tháng 3 2016

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

25 tháng 3 2016
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

5 tháng 1 2021

- Trong đánh giặc bảo vệ Tổ quốc trước hết cần một đường lối đánh giặc sáng tạo, thông minh, đúng đắn, biết áp dụng cách đánh giặc đúng thời điểm, đúng thời cơ

- Tin tưởng vào nhân dân, sức mạnh đoàn kết của toàn dân là vai trò quan trọng không thể thiếu được trong đánh giặc, chú trọng đến vai trò của dân tộc ít người.

- Sự đồng lòng quyết tâm đánh giặc của quan lại và nhân dân

- Xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

5 tháng 1 2021

cảm ơn đã trl nha,hồi chiều mình thi rồigianroi mik đã ghi chú thích r trl chi cho mất công, ngán thiệt

19 tháng 3 2023
Bài học quý giá cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta hiện nay từ cuộc kháng chiến chống pháp nửa sau thế kỷ XIX của quân, dân triều Nguyễn và những thắng lợi trong lịch sử dân tộc trước các thế lực ngoại bao gồm:

Tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết, không khuất phục trước áp bức, đòi bảo vệ và phát triển quốc gia bằng mọi giá.

Đoàn kết dân tộc, liên kết giữa các dân tộc trong nước để đánh bại các thế lực xâm lược.

Quyết tâm, kiên trì trong cuộc chiến dài hơi để thành công và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Nhiệm vụ của bản thân mình trong sự nghiệp chung của đất nước hiện nay bao gồm:

Hiểu biết, hiểu biết và đề cao tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết trong bảo vệ và phát triển đất nước.

Thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong công việc, học tập và cuộc sống.

Tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động có tính chất xây dựng và phát triển đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ của một công dân trung thành, tôn trọng luật pháp, đóng góp một phần vào việc bảo vệ an ninh, trật tự trong đất nước.

12 tháng 5 2021

- Hùng Vương: Quốc tổ của người dân Việt Nam khởi sinh ra thời Hồng Bàng với 18 đời vua trị vì.

- Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) : 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.

- Lý Nam Đế(Lý Bí) : thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.

- Ngô Quyền: vị vua đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Ngô.

- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh): người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.

- Lê Đại Hành (Lê Hoàn) : vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.

- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) : người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

- Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược, người viết ra Nam Quốc Sơn Hà được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.

- Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) : vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.

- Lê Thái Tổ (Lê Lợi) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, giành độc lập dân tộc và lập ra Nhà Hậu Lê.

- Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người viết ra Bình Ngô Đại Cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần hai của Việt Nam.

- Quang Trung (Nguyễn Huệ) : thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê Chiêu Thống – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp tiến gần đến công cuộc thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược lập ra Nhà Tây Sơn.

- Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.

30 tháng 4 2022

Tham khảo:

-Bốn anh hùng là:

+Đinh Bộ Lĩnh – dẹp loạn 12 sứ quân

+Trần Hưng Đạo – đánh tan quân xâm lược Mông-Nguyên

+Lê Lợi – đánh tan quân Minh, giành độc lập cho đất nước

+Nguyễn Huệ(Quang Trung) – Lật đổ phong kiến họ Nguyễn, Trịnh-Lê, Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc

-Để ghi nhớ công lao nhân dân ta đã làm 

+Lập ra nhiều đền thờ 

+Đúc tượng các anh hùng 

+Xây mộ tưởng nhớ tới các anh hùng

⇔Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tưởng nhớ các vị anh hùng tài giỏi

25 tháng 4 2023

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40). - Hát Môn

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). - Triệu Sơn, Thanh Hóa

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).- Sơn Tây, Thái Bình

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722). - Hoan Châu

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).- Đường Lâm

Thâm độc nhất là đồng hóa. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

Khởi nghĩa Bà Triệu: (Tham khảo)

– Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ

– Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.

– Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).

24 tháng 6 2019

bạn tra google nó sẽ nói hết ak