K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2023

Nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích “Người thầy đầu tiên” khiến tôi cảm thấy trân trọng và cảm phục. Tác giả đã khắc họa thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Thầy là người đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy khao khát được đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”; Thầy còn an ủi khi biết được hoàn cảnh của An-tư-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Những hành động của thầy thật đáng để chúng ta cảm thấy yêu mến.

28 tháng 10 2023

lộn đề?

4 tháng 1 2023

Tham khảo :

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
5 tháng 1 2023

Tham khảo dàn ý sau kết hợp với những phần mà các bạn hỗ trợ nhé!

1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2. Thân bài
* Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
- Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
- Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
- Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

24 tháng 12 2022

                      Bài làm                                                                                  Nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới . Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương . Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sang tác " Người thầy đầu tiên " . Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý .                                          Đọc đoạn trích , ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình , tính cách An-tư-nai . Song qua những hành động lời nói , suy nghĩ của nhân vật , ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của cô bé . Trước hết , An-tư-nai là cô bé có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện , tốt bụng . Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu xúc phạm bằng mấy lời lẽ hành động xấu xí , cô bé căm ghét đến mức muốn nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ . Khi biết thầy phải vất vả tích trữ củi để sưởi ấm lớp học , cô bé không ngần ngại mà trút ki-giắc ở trường . An-tư-nai cũng luôn quan tâm giúp đỡ tới mọi người xung quanh . Giữa trời đông buốt giá , cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và đất tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn . Có thể thấy An-tư-nai là 1 cô bé luôn sáng ngời vẻ đẹp như " dòng suối nhỏ của thầy "                                                                                     Ngay từ giây phút được ngồi học dưới mái trường của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã chất chứa tấm lòng ngưỡng mộ quý mến người thầy đầu tiên của mình : " tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy " . Sau này , rời xa quê hương trở thành một viện sĩ , An-tư-nai vẫn luôn khác sâu trong tâm trí sự quan tâm , dạy bảo từ thầy Đuy-sen . Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy " không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người nhất là tuổi trẻ đều cần biết câu chuyện này " .              Cuộc đời con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường mạnh mẽ , vượt lên số phận . Mặc dù mồ côi cha mẹ phải sống cùng chú thím nhưng cô bé vẫn chứa chan tinh thần lạc quan nghị lực. Dưới sự dạy bảo , giúp đỡ của thầy Đuy-sen , An-tư-nai đã có cơ hội lên thành phố học tập . Tại đây , cô bé không ngừng cố gắng học hành tích lũy tri thức để sau này trở thành viện sĩ.                                                                                                                   Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện : họa sĩ và tôi  nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ tâm tư tình cảm của nhân vật An-tư-nai . Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình .                                                                                   Theo dòng chảy thời gian tác phẩm " Người thầy đầu tiên " sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn nhiều ý nghĩa . Qua đoạn trích , nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai .

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 10 2023

Đuy-sen là một người thầy vĩ đại, hết lòng yêu thương học trò. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là người rất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.

- Phó từ là những từ in đậm.

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

2 tháng 1 2020

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

#Châu's ngốc

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

5 tháng 10 2021

Dạ em cảm ơn anh nhiều lắm. Em chúc anh mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống. 

28 tháng 3 2020

***phó từ được in đậm

Trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", nhân vật Kiều Phương là nhân vật đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, tác giả đã xây dựng nhân vật này với nhiều phẩm chất đáng quý. Kiều Phương là một cô bé nhí nhảnh hồn nhiên, đặc biệt là rất giỏi vẽ. Cô bé đam mê vẽ và vẽ rất nhiều. Đặc biệt hơn, với tính cách ham học hỏi và hiếu động, thông minh của mình, nhân vật Kiều Phương để lại ấn tượng rất tốt trong lòng bạn đọc. Cùng với đó, sự nhí nhảnh hồn nhiên của cô bé còn được thể hiện khi cô chấp nhận cái tên Mèo mà anh đặt cho, hơn nữa lại còn đi khoe bạn bè. Sau khi được 1 người bạn của bố khen, từ đó Kiều Phương như được tiếp thêm động lực để sau này thành họa sĩ.  Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất ở cô bé Kiều Phương chính là tình yêu thương anh trai. Dù cho anh trai có tỏ ra ghen tị và bực bội thế nào, cô bé vẫn yêu thương và chẳng hề xa lánh anh trai. Và cuối cùng, trong câu chuyện, tình cảm đối với anh trai được thể hiện qua bức tranh vẽ anh trai của cô bé. Bức tranh đấy đã giúp cho người anh nhận ra được những lỗi lầm của bản thân và yêu thương Kiều Phương hơn. Đồng thời, bức tranh không chỉ thể hiện được tấm lòng vị tha cao đẹp của cô mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng và tràn ngập yêu thương của Kiều Phương. Tóm lại, nhân vật Kiều Phương chính là nhân vật mà tác giả xây dựng rất thành công nhằm gửi gắm những thông điệp về gia đình trong tác phẩm của mình.

28 tháng 3 2020

***phó từ được in đậm

Trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi", nhân vật Kiều Phương là nhân vật đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, tác giả đã xây dựng nhân vật này với nhiều phẩm chất đáng quý. Kiều Phương là một cô bé nhí nhảnh hồn nhiên, đặc biệt là rất giỏi vẽ. Cô bé đam mê vẽ và vẽ rất nhiều. Đặc biệt hơn, với tính cách ham học hỏi và hiếu động, thông minh của mình, nhân vật Kiều Phương để lại ấn tượng rất tốt trong lòng bạn đọc. Cùng với đó, sự nhí nhảnh hồn nhiên của cô bé còn được thể hiện khi cô chấp nhận cái tên Mèo mà anh đặt cho, hơn nữa lại còn đi khoe bạn bè. Sau khi được 1 người bạn của bố khen, từ đó Kiều Phương như được tiếp thêm động lực để sau này thành họa sĩ.  Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất ở cô bé Kiều Phương chính là tình yêu thương anh trai. Dù cho anh trai có tỏ ra ghen tị và bực bội thế nào, cô bé vẫn yêu thương và chẳng hề xa lánh anh trai. Và cuối cùng, trong câu chuyện, tình cảm đối với anh trai được thể hiện qua bức tranh vẽ anh trai của cô bé. Bức tranh đấy đã giúp cho người anh nhận ra được những lỗi lầm của bản thân và yêu thương Kiều Phương hơn. Đồng thời, bức tranh không chỉ thể hiện được tấm lòng vị tha cao đẹp của cô mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng và tràn ngập yêu thương của Kiều Phương. Tóm lại, nhân vật Kiều Phương chính là nhân vật mà tác giả xây dựng rất thành công nhằm gửi gắm những thông điệp về gia đình trong tác phẩm của mình.