K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của...
Đọc tiếp

1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ” là những văn bản giới thiệu một cuốn sách và có một đặc điểm chung sau đây:

- Nêu nhan đề cuốn sách được giới thiệu ở tiêu đề và phần đầu của văn bản.

- Nêu các thông tin chung về cuốn sách như: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thông tin xuất bản,… trong phần đầu của văn bản.

- Nêu các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật thể hiện của cuốn sách ở phần tiếp sau của văn bản.

- Nêu ý kiến của người giới thiệu (hoặc người đọc) về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.

- Sử dụng hình ảnh minh họa để bổ sung, làm rõ thông tin, tăng sức hấp dẫn cho bài giới thiệu.

1.2. Để viết bài giới thiệu một cuốn sách, cần chú ý:

- Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

- Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách.

- Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến cuốn sách, ví dụ: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách,...

- Lựa chọn trật tự sắp xếp, trình bày các thông tin trong bài giới thiệu.

- Lựa chọn sử dụng hình ảnh, sơ đồ,… kết hợp với chữ viết để giới thiệu thông tin; có thể viết tay hoặc trình bày trên máy vi tính

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” kể về cuộc đời chiến đấu hoàn toàn có thật của những chiến sĩ thuộc tổ trinh sát Trung Đoàn Trần Cao Vân, những chú bé chỉ mới trạc 13, 14 tuổi đời. Sách được chia làm 8 phần, mỗi phần lại là một câu chuyện, kể về những người lính nhỏ tuổi khác nhau.  Với tôi “Tuổi thơ dữ dội” là ước mơ, là bản thiên anh hùng ca và là khúc bi tráng của lớp trẻ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những cái tên như Lượm, Mừng, Quỳnh …  những nhân vật thật đã đi vào lịch sử trở nên quen thuộc và gần gũi hơn bao giờ hết. Chiến tranh khi nào cũng vậy, bi thương, đầy máu và nước mắt nhưng đôi lúc, dựa theo những dòng văn cảm xúc dạt dào, đầy hồn nhiên và giản dị như chính các bạn thiếu niên trong truyện, người đọc lại khẽ bật cười, khúc khích với những câu nói đùa vô tư, những cách suy nghĩ trẻ con vui đến lạ mà tác giả đã khéo léo đưa vào câu chuyện. Cười thì cười thật đấy nhưng chính chúng ta vẫn cảm thấy nhói đau, cay cay khóe mắt vì ẩn sâu bên trong những mẩu chuyện ngộ nghĩnh ấy, lại là sự thật bi thương đến đau lòng.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Điều đáng lưu ý về mối quan hệ giữa nhan đề, hoàn cảnh ra đời và sức hấp dẫn của cuốn sách trong lời giới thiệu của người viết là cuốn sách xuất bản Nhóc Ni-cô-la: những câu chuyện chưa kể vào tháng 10 năm 2004, đồng thời tác giả khiến người đọc tò mò về nội dung câu chuyện và những câu chuyện đã từ khá lâu từ 2004. Điều này càng làm cho nhan đề thể loại, hoàn cảnh ra đời có sự gắn kết hơn với nhau

20 tháng 4 2018
 

Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu ca rằng:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con  ”

Đạo hiếu và lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ bởi người xưa quan niệm rằng Hiếu là nền tảng của mọi đạo đức, là đức hạnh mở đầu cho nhân cách mỗi con người.

Cuốn sách được chia làm ba phần:

Phần 1: Gương hiếu thảo của những người con đất Việt

Phần 2: Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung Quốc xưa.

Phần 3: Gương hiếu thảo trong những câu chuyện kể dân gian

Với 27 câu chuyện góp mặt trong cuốn sách, lời kể của các nhân vật có thật trong đời thường đã được các nhà văn, nhà báo ghi lại, phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về họ.

Một Phan Văn Tài 22 tuổi, quê ở thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam, bán thận cứu mẹ. Tài đã đăng tin trên internet để bán thận cứu mẹ với nội dung: “Em là con trai một trong nhà. Năm nay em 22 tuổi. Em cần bán một quả thận để chữa bệnh cho mẹ em. Em biết cách này rất là dại nhưng em chấp nhận chứ em không biết làm sao nữa…” Ngay sau đó đã có rất nhiều người đã liên hệ theo số điện thoại của Tài để hỏi mua. Tác giả Bùi Hữu Cường đã kể lại câu chuyện “Gặp chàng trai 22 tuổi rao bán thận cứu mẹ” rất cảm động trong cuốn sách.

“23 năm cuốc bộ tìm mẹ thất lạc giữa triệu người” là câu chuyện của tác giả Loan Nguyễn kể về ông Nguyễn Lâm Thức ở Quỳ Hợp, Nghệ An đã tìm thấy mẹ sau 23 năm trải bao mưa nắng, khổ cực. Câu chuyện đã khiến nhiều người xúc động và cảm phục lòng hiếu thảo của người con luống tuổi đi tìm mẹ giữa chợ người.

Cậu bé Lê Văn Chiến, 12 tuổi ở Thanh Chương, Nghệ An mò cua, bắt ốc nuôi bà nội: “Hàng ngày ngoài một buổi đi học, Chiến lại lội xuống ruộng hay ao hồ mò cua bắt ốc, hoặc đi cuốc rau má bán lấy tiền nuôi bà và nuôi dưỡng ước mơ được đi học. Câu chuyện đã khiến nhiều người rơi nước mắt qua lời kể của tác giả Phương Thảo.

Ngoài ra còn nhiều câu chuyện cảm động khác như: “Nhọc nhằn đời ve chai nuôi mẹ già bệnh tật, Người con dâu hiếu thảo, Chàng sinh viên khiếm thị hiếu thảo, Vượt qua nước mắt, Xúc động trước lòng hiếu thảo của cậu bé không cha… Cuốn sách không chỉ dừng lại ở người thật, việc thật mà còn trính dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ hay về gia đình, lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ…

-----------------------------

nxb dân trí , đông tây

xuất bản tháng 4 năm 2016

--------

mình chỉ biết vậy thôi

16 tháng 9 2023

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...

 

• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

đọc nhận ra mạch lập luận.

 

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

 

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

 

Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách

• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.

• Tóm tắt nội dung cuốn sách.

• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.

• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

• Trình bày thông tin mạch lạc.

Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc

ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia

 Tìm ý, lập dàn bài, viết bài

- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc

- Cần đảm bảo tính trung thực của lời  kể.

- Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường

– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương

– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

• Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).

• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:

– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.

 – Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.

— Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:

• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.

• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.

• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào?

2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn?

NG
16 tháng 9 2023

 tham khảo

Cuốn sách "Mắt biếc" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh quả thực là một cuốn sách hay và ý nghĩa. Cuốn sách đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị về mối tình trẻ con của Ngạn và Hà Lan. Cả Ngạn và Hà Lan đều là những đứa trẻ ngây thơ , chúng yêu quý nhau bằng tình cảm hết sức hồn nhiên, trong sáng. Thế nhưng khi môi trường sống thay đổi, Hà Lan lớn lên, rời quê đi lên thành phố, cô đã dần cảm thấy ngôi làng Đo Đo trở nên nhàm chán, thấy cuộc sống ở thành phố sôi động và thích thú hơn nhiều. Chỉ còn mỗi Ngạn vẫn khư khư ôm mối tình cũ với Hà Lan. Câu chuyện được tiếp diễn với sự kiện Hà Lan sa chân vào một mối tình với cậu bạn Dũng, thế rồi có con với anh ta nhưng lại bị chính anh ta khước từ. Lúc này người duy nhất ở bên chăm sóc Hà Lan và con chỉ có Ngạn. Thế nhưng với những mặc cảm trong quá khứ , Hà Lan đã không thể nào đến với Ngạn, bỏ lại mối tình dang dở với anh chàng thầy giáo chân quê - Ngạn. Đọc truyện, người đọc như được cuốn vào một thế giới với những tình cảm trong sáng của hai nhân vật Ngạn và Hà Lan lúc còn nhỏ, được cảm nhận giá trị nhân văn sâu sắc của tình người, tình bạn và tình yêu. Nguyễn Nhật Ánh đã đưa bạn đọc cùng nhân vật trải qua những cảm xúc thật khó tả, mang đến cho ta một chân lý sâu sắc được kết lại ở cuối tác phẩm "Trên đời này có hai thứ không thể bỏ lỡ là chuyến xe cuối cùng trở về nhà và người thật lòng thương ta".

8 tháng 10 2018

Em đã đọc qua rất nhiều cuốn sách nhưng cuốn sách mà em thấy ấn tượng nhất là quyển sách có tên "Làm mình bất ngờ đi". Đây là một cuốn sách gồm nhiều mảnh truyện nhỏ nói về các vấn đề về tình cảm, học hành học sinh tuổi mới lớn.Cuốn sách này giúp chúng ta thấy được những mối nguy iểm khi sắp bước qua tuổi trưởng thành đồng thời cũng làm cho mình thấy rằng tình yêu thương của mình không hề nhỏ. Câu truyện luôn có một cái kết khiến người khác phải buồn, nó luôn nói về những cuộc chia tay đầy nước mắt hoặc nói về một ngày mai tươi sáng hơn.

Nói thế thui vì tui lần đầu thuyết trình về sách