K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Chọn C

5 tháng 2 2019

Giống: đều yêu cầu, đề nghị người chồng cố ngồi dậy ăn chút ít cháo.

  Khác:

    + Câu a không có chủ ngữ, nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh.

    + Câu b có chủ ngữ khiến câu cầu khiến trở nên rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn.

23 tháng 2 2023

Hình thức:

- Câu a không có chủ ngữ.

- Câu b có chủ ngữ.

Ý nghĩa:

- Câu a mang ý nghĩa ra lệnh, điều khiển.

- Câu b mang giọng điệu dịu dàng, ý muốn khuyên nhủ.

Bạn tham khảo nhh

So sánh :

+ Hình thức :

Câu a. Không có chủ ngữ. Là câu cầu khiến, khuyên bảo.

Câu b. Có đầy đủ chủ vị, tuy vậy nhưng vẫn là câu càu khiến, khuyên bảo.

+ Ý nghĩa:

Câu a. Do ko có chủ ngữ nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh, sẽ là vô lễ nếu đó là người lớn hơn.
Câu b. Nhờ có chủ ngữ nên câu cầu khiến thể hiện rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn, đồng thời thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người nói. 

Hok tốt

Câu 1 :Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:Cháo đã hơi nguội.Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:-Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa...
Đọc tiếp

Câu 1 :

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cháo đã hơi nguội.

Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

-Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu những nét cơ bản nhất về tác giả.

b. Trong chương trình NV lớp 8 có văn bản nào cùng đề tài với văn bản nói trên?

c. Xác định những từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên.

d. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng về bộ phận cơ thể con ngườ

0
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“ Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.Cháo đã hơi nguội.Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.Rồi chị đón lấy cái Tiểu  và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“ Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

Cháo đã hơi nguội.

Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Rồi chị đón lấy cái Tiểu  và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”

                                                                          (Ngữ văn 8 –  Tập 1)

Từ nội dung đoạn trích, với sự hiểu biết từ thực tế cuộc sống  em  hãy viết đoạn văn ( khoảng 12 dòng)  trình bày  niềm vui của mình khi  được sống trong một xã hội bình đẳng.

0
Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!Chị Dậu vẫn thiết tha:-...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.

- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”

                                                                                                                         (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

           a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

           b. Chỉ ra đặc điểm, hình thức và chức năng của kiểu câu đó?

Câu 2 : So sánh sắc thái cầu khiến trong các câu sau. Từ đó, em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng câu cầu khiến?

a. Các bạn phải ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt.

b. Các bạn hãy cố gắng ôn bài thật kĩ để ngày mai làm bài kiểm tra cho tốt nhé.

Câu 3:Đặt câu

a.        Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.

b.      Đặt một câu cầu khiến dùng để đe dọa.

 

0
Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.       b.Ông giáo hút thuốc trước đi.   c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu đó là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên? Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa các câu trên thay đổi ntn?
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.     
  b.Ông giáo hút thuốc trước đi. 
  c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. 

Câu 2:Đọc bài thơ “Chúc mừng năm mới, xuân 1968” của Bác Hồ, chỉ ra và cho biết chức năng của câu cầu khiến được sử dụng trong bài thơ?
               “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
               Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
               Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
               Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”

Câu 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. 

1
30 tháng 3 2020

Câu 1:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có đặc điểm hình thức là có từ cầu khiến : a) hãy, b) đi, c) đừng.

- Câu (a) vắng chủ ngữ. Đây là lời người trên nói với người dưới. Chủ ngữ phải là người nghe (Lang Liêu).

-Câu (b) chủ ngữ là ông giáo.

-Câu (c) chủ ngữ là chúng ta.

Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

a) Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.—> Không thay đổi ý nghĩa, làm rõ đối tượng tiếp nhận hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn.

b) Hút trước đi. -> Thay đổi ý nghĩa : ý cầu khiến mạnh hơn; câu nói sỏ sàng, trịch thượng, khiếm nhã hơn.

c) Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không —> Thay đổi ý nghĩa: trong những người tiếp nhận lời đề nghị, không có người nói.

Câu 2:

-Câu cầu khiến trong bài thơ trên: Tiến lên! Toàn thắng ắt về phía ta

-Có tác dụng: Khuyến khích nhân dân ta đoàn kết , quyết tâm đánh giặc.

Câu 3: 

Về hình thức:

a. Không có chủ ngữ

b. Có chủ ngữ là :Thầy em

Ý nghĩa:

a. Ý nói cố gượng dậy để húp cháo (bệnh nặng).

b. Ý nói cố dậy nhưng có thể húp cháo (bệnh nhẹ)

Câu b. : Làm giảm chức năng của câu như chức năng câu cầu khiến.

Chúc bạn học tốt!!!