K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4 xoay quanh những xung đột giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả). xung đột trong vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng. Nhưng cũng có khi xung đột là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu, ví dụ: mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Giuốc-đanh (Jourdain) và sự mưu mô lừa lọc của gã phó may trong vở Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e.

Tiếng cười trong các văn bản là tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời, trong đời sống. Tiếng cười đó được tạo ra bởi các mâu thuẫn (xung đột), nhân vật, hành động, lời thoại,... và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu. Hài kịch thường phân biệt với bi kịch.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại: 

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước. 

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước. 

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống. 

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm. 

- Ý nghĩa và tính thời sự: 

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể. 

31 tháng 8 2023

1. Trái tim Đan-kô

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.

2. Một người Hà Nội

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

3. Tầng hai

Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp  đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản: 

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. 

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người. 

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm. 

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó. 

31 tháng 8 2023

Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:

Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.

Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:

Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:

Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

13 tháng 9 2023

- Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1: viết về câu chuyện giản dị, đời thường, giàu tính triết lí.

- Nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu: 

Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ.

Khi đọc văn bản, độc giả phải tưởng tượng để cảm nhận được tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hình khối,... của một sự vật, sự việc, con người, cảnh sắc,... được tác giả miêu tả trong tác phẩm một cách chân thật. 

13 tháng 9 2023

- Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1: viết về câu chuyện giản dị, đời thường, giàu tính triết lí.

- Nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu:

+ Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. Bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều hàm ý. Có truyện ngắn khai thác cốt truyện kì lạ, lại có truyện ngắn viết về câu chuyện giản dị, đời thường; có truyện ngắn giàu tính triết lí, trào phúng, châm biếm, hài hước, lại có truyện ngắn rất giàu chất thơ.

+ Khi đọc văn bản, độc giả phải tưởng tượng để cảm nhận được tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hình khối,... của một sự vật, sự việc, con người, cảnh sắc,... được tác giả miêu tả trong tác phẩm một cách chân thật.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính: 

+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng. 

+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời. 

+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh. 

- Lưu ý khi đọc văn bản bi kịch: 

+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng phải đối đầu với những mâu thuẫn không thể hóa giải. 

+ Xung đột trong bi kịch: Xung đột ở nhân vật và thực tế cuộc sống và xung đột trong chính nhân vật. Qua đó thể hiện rõ số phận và tính cách nhân vật. 

+ Chỉ dẫn sân khấu.

31 tháng 8 2023

Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:

-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.

-Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình chở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.

-Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.

31 tháng 8 2023

- Đặc điểm của văn bản nghị luận: 

+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu độc đáo.

+ Dẫn chứng tiêu biểu, điển hình. 

+ Sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự biểu cảm, thuyết minh. 

- Yêu cầu khi đọc hiểu văn bản: Chú ý những vấn đề:

+ Mục đích của văn bản.

+ Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. 

+ Vai trò của yếu tố thuyết minh, tự sự, biểu cảm.

31 tháng 8 2023

Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm. Nhờ các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự mà lí lẽ và dẫn chứng (số liệu, sự vật, hiện tượng, sự việc, con người,...) trở nên cụ thể và sinh động, giúp cho văn bản nghị luận vừa giàu chất trí tuệ, vừa gợi hình, gợi cảm.

Yêu cầu: 

-Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.

 -Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. 

-Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.

Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:

+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).

+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).

+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)

+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.

+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.

+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.