K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Cảnh 1: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Rồi đến nhà bá Kiến ăn vạ.

Chí Phèo: Mả cha chúng mày! Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà khinh bỏ cái thằng này. Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà nói tao không cha không mẹ. Mẹ kiếp chúng mày! Không biết cái đứa chết mẹ nào đẻ ra tao! Thà mày đừng đẻ tao ra để tao khỏi khổ như này. Con mẹ nó! Mả cha chúng mày…

Dân làng 1 (bên lề đường): Ê mày, thằng Chí Phèo đang chửi ai ấy?

Dân làng 2: Ai biết? Chắc trừ tao với mày ra.

Dân làng 1: Ờ. Kệ nó

 

13 tháng 7 2019

Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời

- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc

- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)

- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp

6 tháng 1 2022

tooooooiiiihhhhhhhhhhhhhhhyyy

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là:

- Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết…

- Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết.

- Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu!

- Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo.

- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù.

6 tháng 2 2017

• Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với là một tên có tính cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Quan hộ đê hay quan phụ mẫu có được coi như bố mẹ của dân, hắn ăn bổng lộc của triều đình để chăm lo cuộc sống cho dân. Nhưng ngược lại, người đọc chỉ thấy căm phẫn trước sự thờ ơ, lạnh lùng, thậm chí là vô nhân tính của viên quan ấy. Hắn chính là hình ảnh đại diện cho tầng lớp quan lại, tầng lớp thống trị của xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

• Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật. Bởi lẽ, một con người tốt bụng, nhân cách cao cả có lại ăn nói cộc cằn, thô lỗ, vô trách nhiệm như viên quan kia được. Cũng tương tự như thế, chỉ qua những từ ngữ mà nhân vật nói, ta cũng hiểu được bản chất con người ấy là gì.

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

9 tháng 8 2019

a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

    + Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

    + Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

    + Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    + Thái độ gần gũi, cởi mở.

    + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)

    + Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.

- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.

- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.

+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”

- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.

- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:

+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.

⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

19 tháng 7 2023

TK

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. 

- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.

- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.

- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện. Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?

- Ngôn ngữ: được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn.