K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo 

- Lĩnh vực giáo dục:

+ Nền giáo dục của Nga có truyền thống lâu đời, chất lượng khá cao và mang đậm bản sắc dân tộc Nga.

+ Nhà nước đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được hưởng một nền giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp miễn phí.

+ Giáo dục chuyên nghiệp có sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.

+ Nga thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, phát triển mạnh các trường dân lập, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học.

+ Nga cho mở các trường đại học và các chi nhánh trường đại học của Nga ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục thu hút học sinh nước ngoài đến học với ưu thế học phí rẻ và chi phí sinh hoạt rẻ.

- Lĩnh vực văn hóa:

+ Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian, múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới.

+ Ngày nay, di sản văn hóa Nga được xếp hạng thứ bảy trong Chỉ số thương hiệu quốc gia, dựa trên các cuộc phỏng vấn của khoảng 20.000 người chủ yếu đến từ các nước phương Tây và Viễn Đông.

+ Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng trên vùng địa lý rộng nhất của lục địa Á Âu và cũng là ngôn ngữ nói Xlavơ được dùng rộng rãi nhất. Hơn một phần tư tác phẩm văn học-khoa học trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là phương tiện mã hóa và lưu trữ thông tin toàn cầu, với khoảng 60 đến 70% thông tin toàn cầu được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Văn học Nga nằm trong số những nền văn học phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, với những tác phẩm văn học thuộc hàng nổi tiếng nhất.

- Lĩnh vực khoa học - kĩ thuật:

+ Nền khoa học Nga đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu cơ bản thuộc đỉnh cao của thế giới. Mặc dù bị suy giảm nhiều trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nga vẫn là một trong những nước có tiềm năng khoa học to lớn nhất, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

+ Chính phủ Nga đã quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ mới, như Dự án Skolkovo ở ngoại ô Moskva (một dạng Thành phố khoa học - công nghệ hay Trung tâm - công viên khoa học công nghệ lớn), và các trung tâm nghiên cứu mới, các Tổng công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao (như Tổng công ty Công nghệ nano - Rusnano) với các cơ chế hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiên cứu và bên công nghiệp.

+ Chính phủ Nga đã ban hành Quy chế của Trung tâm Khoa học Nhà nước (SSC), mở đường cho các trung tâm nghiên cứu công nghiệp có trang thiết bị và hạ tầng riêng. Quy chế này đã cho phép tạo thêm được các quỹ ngân sách từ Chương trình phát triển SSC. Nhiều trung tâm nghiên cứu công nghiệp chiếm những vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên được quan tâm đầu tư phát triển (vật lý nguyên tử, năng lượng, hóa học, vật liệu mới, chế tạo máy bay, cơ khí, y học, sinh học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính, quang học, điện tử, robot).

+ Đến nay, có 21 trung tâm như trên  thuộc Bộ Công nghiệp và Năng lượng, 10 trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học, 6 thuộc Cơ quan Liên bang về Công nghệ nguyên tử, 3 thuộc Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội.

13 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô

- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.

- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.

- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:

+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.

+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.

+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.

+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.

4 tháng 4 2017
Giống nhau Khác nhau

Nông nghiệp

Nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế

+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều

Thủ công nghiệp Nhiều ngành nghề thủ công phát triển

Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )

Thương nghiệp Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển Thời Lê sơ ngày càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp

4 tháng 4 2017

Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý —Trần : Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý — Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ờ hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lẽ sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
nhớ like

28 tháng 9 2018

Khác với thời Lý – Trần:

- Giáo dục thời Lê sơ phát triển mạnh mẽ do sự quan tâm của nhà nước với những chủ trương, biện pháp tích cực.

- Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

- Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương.

3 tháng 3 2022

Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. 

- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học:

Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: các bộ chính sử Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

- Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương.



Đây bạn nhé!!!

22 tháng 4 2022

REFER

Lĩnh vực

Thành tựu

 

 

Văn học

- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

- Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…

 

 

 

 

 

Nghệ thuật

- Văn nghệ dân gian:

+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.

+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…

+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…

- Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…

+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…

 

 

 

 

 

Khoa học - kĩ thuật

* Khoa học:

- Sử học:

+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII - Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…

+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

* Kĩ thuật:

- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.

22 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

Các lĩnh vực

Thành tựu

Giáo dục – thi cử

Ra chiếu lập học, mở trường công để con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.Quốc tử giám đặt ở Huế, chỉ lấy con em quan lại, thổ hào.Lập “ tứ dịch quán” dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm).

Khoa học:

Sử học

Địa lí

Y học

Đại Việt sử kí tiền biênĐại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện.Đại việt thông sử, Phủ biên tạp lục.Lịch triều hiến chương loại chí.Gia Định thành thông chí.Đại Nam nhất thống chí.Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

Kĩ thuật

Làm đồng hồ và kính thiên líChế được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.Đóng 1 chiếc tàu thủy bằng máy hơi nước.

 

 

 

Nghệ thuật

- Văn nghệ dân gian:

+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.

+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…

+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…

- Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…

+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…

18 tháng 5 2016
Triều đạiLuật phápGiáo dụcKHKT-Nghệ thuật
Ngô

- Quy định lễ nghi trong triều

- Màu sắc trang phục các quan lại các cấp

- Chưa phát triển - Chưa phát triển
Đinh - Tiền Lê- Dùng hình phạt khắc nhiệt ném vào vạc dầu- Giáo dục chưa phát triển-Rèn đúc vũ khí
- Ban hành bộ hình thư (Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

- 1070 xây dựng Văn Miều ở Thăng Long.

- Sùng đạo Phật

- Kiến trúc, điêu khắc phát triển ở trình độ cao.

- Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo

 

21 tháng 3 2022

tham khảo

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, trọng khoa cử.



 

2 tháng 10 2016

Về khoa học, kĩ thuật: 
- Có nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng … 
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ và khí đốt,…có đóng góp lớn với nhân loại.

2 tháng 10 2016

Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học; Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...

Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.

Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.

Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong các tập Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích.

Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.

Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.



 

12 tháng 10 2016

Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.

Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.



 

16 tháng 9 2017

- Nho giáo :

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Phật giáo :

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

- Sử học :

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

- Văn học :

+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...

+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...

- Khoa học - kĩ thuật :

+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học...

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

- Nghệ thuật kiến trúc : Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động

5 tháng 1 2022

TK:

* Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần:

- Về văn hóa:

+ Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hung dân tộc,…

+ Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

+ Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng.

+ Nhân dân ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

+ Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.

- Về giáo dục:

+ Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

+ Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

- Về khoa học: Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể: bộ "Đại Việt sử kí", tác phẩm "Binh thư yếu lược",…

- Về nghệ thuật:

+ Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

+ Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

* Nhận xét:

- Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý.

- Đã đạt được nhiều thành tựu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật.

- Có sự phát triển trên là do các chính sách quan tâm của nhà Trần trên tất cả các mặt, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật phát triển.

=> Chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh.