K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Chia sẻ hiểu biết của em:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,... Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt và trang phục truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hoá của vùng.

+ Hoạt động kinh tế của yếu của cư dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: trồng lúa trên ruộng bậc thang; trồng cây ăn quả, cây dược liệu; khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Đặc điểm khí hậu:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.

+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.

- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:

+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại cho đời sống và sản xuất.

24 tháng 11 2023

Tham khảo

- Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Người Mông thường tổ chức lễ hội Gầu Tào để tạ ơn thần linh vì đã ban cho họ con cái, sức khỏe, mùa màng bội thu,…

- Hiểu biết của em về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng,.... các lễ hội được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khỏe mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu,...

+ Chợ phiên của ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường họp vào những ngày nhất định; hàng hóa tại đây phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương.

+ Người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điệu múa, hát đặc sắc, như: hát then, múa xòe,…

11 tháng 9 2019

Nhân tố tạo nên thế mạnh đặc biệt về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao nên có thể phát triển các cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới => Chọn đáp án A

13 tháng 4 2019

Đáp án D

8 tháng 8 2023

Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
- Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.

22 tháng 11 2023

Tham khao:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Dân cư:

+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).

+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm >  70,9 năm).

+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% >  23,6%).

- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).

- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...

+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...

+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:

+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

30 tháng 1 2017

a) Đông Bắc

- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...

+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

15 tháng 9 2019

Gợi ý làm bài

- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt; Đồng hằng sông Cửu Long nghiêng về các loại cây ngắn ngày ưa khí hậu nóng.

- Do sự khác nhau về khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Đồng hằng sông Cửu Long khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

- Do sự khác nhau về địa hình - đất đai: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có địa hình dốc chiếm ưu thế nên việc trồng cây dài ngày thích hợp hơn: Đồng hằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình, đất đai thích hợp hơn đối với các loại cây ngắn ngày.

- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất,...).