K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Đặc điểm lãnh thổ và vị trí giúp Liên Bang Nga có thể giao thương thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia châu Âu, châu Á và cả Bắc Phi, Bắc Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn lãnh thổ liên bang nga nằm trong khu vực khí hậu không thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

- Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên bản sắc đa dạng

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Vị trí địa lý giúp cho Hoa Kỳ có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. Với vị trí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp cho Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, do tiếp giáp với đại dương nên Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão.

- Điều kiện tự nhiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp Hoa Kỳ phát triển tổng hợp các ngành kinh tế.
- Dân cư tạo ra nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là tỷ lệ người nhập cư cao, tạo nên nguồn lao động tri thức thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.

8 tháng 8 2023

Những đặc điểm như diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, tiềm lực khoa học kỹ thuật, đa dạng dân tộc và nền văn hóa đa dạng của Liên bang Nga có tác động đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này. Dưới đây là một số tác động quan trọng:

Kinh tế: Diện tích lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Nga cung cấp cơ sở vật chất cho các ngành công nghiệp quan trọng như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, nông nghiệp, và lâm nghiệp. Điều này đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước và tạo ra nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu.

Xã hội: Sự đa dạng dân tộc và văn hóa của Nga tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng, góp phần vào sự phát triển xã hội và sự thịnh vượng của đất nước. Điều này thể hiện qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và giáo dục.

Khoa học và công nghệ: Tiềm lực khoa học kỹ thuật của Nga đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, y tế và năng lượng. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã tạo ra cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

- Tác động thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.

+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.

+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Trung Quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thiên nhiên có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Tỉ lệ tăng tự nhiên có chiều hướng giảm dần, số dân tăng thêm hàng năm giảm dần. Quốc gia này đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên già hóa dân số. Mật độ dân số khá cao, song phân bố không đều.

- Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú. Hiện nay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số thành tựu nổi bật về kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Liên Bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử.
+ Các sản phẩm của ngành trồng trọt như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, hạt hướng dương, khoai tây nga có sản lượng hàng đầu thế giới.
- Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế lãnh thổ liên bang nga hình thành 12 vùng kinh tế, bao gồm: vùng Trung ương; vùng Trung tâm đất đen; vùng Đông Xi-bia; vùng Viễn Đông; vùng Ca-li-nin-grát; vùng Bắc Cáp-ca; vùng phía Bắc; vùng Tây Bắc; vùng U-ran; vùng Von-ga; vùng Von-ga - Ki-rốp; vùng Tây Xi-bia.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Diện tích rộng lớn, giáp với nhiều khu vực và quốc gia: thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế, văn hóa song cũng nảy sinh những khó khăn về khai thác lãnh thổ và an ninh quốc phòng.

- Điều kiện tự nhiên độc đáo, tài nguyên thiên nhiên phong phú:

+ Địa hình và đất thuận lợi cho dân cư sinh sống, sản xuất nông nghiệp

+ Khí hậu phân hóa tạo điều kiện đa dạng cơ cấu cây trồng vật nuôi, tuy nhiên nhiều vùng giá lạnh, khắc nghiệt gây khó khăn cho sinh sống.

+ Sông, hồ có giá trị nhiều mặt: giao thông đường thủy, thủy điện, thủy sản, du lịch và bảo vệ tự nhiên.

+ Sinh vật: tài nguyên rừng taiga là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành khai thác và chế biến gỗ. Các thảo nguyên thuận lợi phát triển chăn nuôi.

+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản là cơ sở nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản nằm ở địa hình phức tạp, những vùng khí hậu khắc nghiệt.

+ Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, giá trị kinh tế cao. Phát triển giao thông vận tải biển, thương mại và du lịch biển. Vùng biển phía bắc có thời gian đóng băng dài gây khó khăn cho giao thông vận tải.

- Dân cư và xã hội với nhiều nét đa dạng, khác biệt:

+ Dân đông, dân số già nên vấn đề thiếu hụt lao động trở thành thách thức.

+ Quốc gia đa sắc tộc nên xảy ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

+ Sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.

+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số trẻ nên các nước Đông Nam Á có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

23 tháng 2 2022

Liên bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên bang  Xô Viết

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới

B. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ

C. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất

D. Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc

31 tháng 7 2023

Tham khảo@

 

- Tác động thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.

+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.

+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.