K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TẠI VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG QUỐC

1. Giới thiệu vùng duyên hải

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (2021).

- Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền tây Trung Quốc.

2. Những thay đổi của vùng duyên hải

- Về GDP

+ Các tỉnh vùng duyên hải của Trung Quốc có giá trị GDP khá cao và đang tăng dần. GDP năm 2011 chỉ đạt 4410 tỉ USD thì đến năm 2021 đã đạt 9500 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi.

+ Trong giai đoạn 2011 - 2021, GDP các tỉnh duyên hải đều tăng thêm hàng trăm tỉ USD, cao nhất là các tỉnh Quảng Đông (1947 tỉ USD), Giang Tô (1832 tỉ USD).

- Về trị giá xuất nhập khẩu:

+ Trị giá xuất nhập khẩu của các tỉnh ngày càng cao

+ Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, tiêu biểu là ở các cảng Thượng Hải, Ninh Ba, Ôn Châu, Thiên Tân.

+ Năm 2010, cảng Thượng Hải đã vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Cuối năm 2016 lượng hàng hóa ra vào tại cảng lên tới 514 triệu tấn. Cảng Thượng Hải được xem là vị trí cửa ngõ giao thương của khu vực sông Dương Tử với thương mại thế giới.

- Về vai trò của vùng duyên hải:

+ Hình thành các cực tăng trưởng tiêu biểu như: Thượng Hải, Thiên Tân

+ Vùng này được coi là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng ở hạ lưu Trường Giang và ven biển Hoa Đông.

+ Hình thành nên cục diện mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, hình thành nên điểm - tuyến - diện, hình thành hai vành đai, hai cực tăng trưởng của Trung Quốc, đó là Quảng Đông và Thượng Hải.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.

+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.

+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).

+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

♦ Giới thiệu chung về vùng duyên hải của Trung Quốc

- Vùng duyên hải Trung Quốc bao gồm các tỉnh, thành phố giáp biển ở phía đông Trung Quốc là: Liêu Ninh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,…

- Đây là khu vực kinh tế phát triển, chiếm khoảng 55% GDP của Trung Quốc (năm 2021).

♦ Sự phát triển kinh tế của một số tỉnh thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

Liêu Ninh:

+ Liêu Ninh là một tỉnh nằm ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 434 tỉ USD (đóng góp khoảng 2,5% tổng GDP toàn quốc).

Thượng Hải:

+ Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Đây cũng là thành phố đông dân nhất Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 680 tỉ USD (đóng góp khoảng 3,9 % tổng GDP toàn quốc).

Giang Tô:

+ Giang Tô là một tỉnh nằm ở ven biển phía Đông, có quy mô dân số lớn thứ 5 của Trung Quốc.

+ Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2021, quy mô GDP của tỉnh đạt 1832 tỉ USD (đóng góp khoảng 10,6 % tổng GDP toàn quốc).

♦ Một số trung tâm kinh tế thuộc vùng duyên hải của Trung Quốc

- Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, với các ngành: sản xuất ô tô, nhiệt điện, hóa dầu, luyện kim đen,…

- Trung tâm công nghiệp Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh), với các ngành: cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, nhiệt điện, dệt may, luyện kim màu…

- Trung tâm công nghiệp Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), với các ngành: hóa chất, luyện kim đen, sản xuất ô tô, dệt may, luyện kim màu,…

- Trung tâm công nghiệp Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), với các ngành: luyện kim đen, dệt may, thực phẩm,…

9 tháng 10 2017

Đáp án C

14 tháng 6 2018

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

15 tháng 11 2019

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng đim miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

5 tháng 5 2022
 

1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Bài làm:

*Những thuận lợi:

-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.

– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.

– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…

– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…

– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.

16 tháng 12 2020
Ok xin lỗi nhé
16 tháng 12 2020

troi oi

1 tháng 4 2017

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.