K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.

Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

11 tháng 3 2023

*Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là:

- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình)

Phần 2: liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò hơi hay hoạt động.

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.

- Về đặc điểm hình thức:

+ Loại văn này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,..) để giới thiệu trình tự thực hiện.

+ Từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan.

+ Sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện.

+ Dùng hình ảnh minh họa, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính.

+ Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc.

*Những đặc điểm ấy có mối quan hệ với mục đích của văn bản:

Đó là mối quan hệ liên kết, gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau. Vì nhờ các đặc điểm giúp em nhận ra mục đích của văn bản và ngược lại, từ mục đích người viết triển khai nội dung bài viết có đầy đủ các đặc điểm cần thiết.

NG
8 tháng 1

- Về cấu trúc: 4 phần (người chơi - chuẩn bị - cách chơi - quy định trò chơi)

- Về hình thức:

+ Các mục trong bài được kí hiệu theo các phần a,b,c,d.

+ Sử dụng các số từ chỉ số lượng: một, hai, ba.

+ Sử dụng các từ ngữ miêu tả chi tiết về trò chơi kéo co.

+ Dùng hình ảnh minh họa.

=> Giúp nội dung được rõ ràng, mạch lạc, làm sáng tỏ mục đích văn bản.

Cờ ngườiNhững tháng đầu năm âm lịch tháng 1,2,3 tại Việt Nam là tháng của những lệ hội cổ truyền.Trong các lễ hội cổ truyền rất nhiều trò chơi truyền thống được tổ chức, trong đó có cờ người.Cờ người được xây dựng dựa trên luật chơi cờ tướng. Điều khác biệt là cờ người sử dụngngười thật để thay thế cho các quân cờ. Bàn cờ thường là một khu đất rộng bằng phẳng trên đócó...
Đọc tiếp

Cờ người
Những tháng đầu năm âm lịch tháng 1,2,3 tại Việt Nam là tháng của những lệ hội cổ truyền.
Trong các lễ hội cổ truyền rất nhiều trò chơi truyền thống được tổ chức, trong đó có cờ người.
Cờ người được xây dựng dựa trên luật chơi cờ tướng. Điều khác biệt là cờ người sử dụng
người thật để thay thế cho các quân cờ. Bàn cờ thường là một khu đất rộng bằng phẳng trên đó
có vẽ bàn cờ tướng tiêu chuẩn.
Cờ người có thể bắt gặp ở lễ hội ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tuy nhiên mỗi miền có nét
đặc sắc và độc đáo riêng. Ở miền Bắc để thay thế các quân cờ trên bàn cờ sẽ là 16 nam và 16
nữ, trang phục của họ sẽ thay đổi dựa theo quân cờ mà họ đóng vai, phía trước và phía sau
ngực áo sẽ ghi tên quân cờ bằng tiếng trung. Hai người chơi khi tham gia thi đấu sẽ đứng trực
tiếp trên sân, mặc quần áo truyền thống, thắt đai với hai màu khác nhau (đỏ, đen…), tay cầm
cờ đuôi nheo để điều khiển các quân cờ di chuyển. Cờ người đặc sắc ngay từ khi trận đấu chưa
bắt đầu, trong màn giới thiệu và chào sân 32 người tham gia sẽ múa cờ trong tiếng nhạc truyền
thống và di chuyển vào sân theo vị trí đã được xác định từ trước. Sau khi bàn cờ được xắp xếp
xong, hai đấu thủ sẽ tiến hành chào sân, giới thiệu mình với những người có mặt trên sân. Mỗi
nước đi quân cờ khi nhận lệnh di chuyển sẽ biểu diễn một điệu múa tương ứng trước khi đi tới
ví trị được chỉ định.
Đối với khu vực miền Nam, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thể loại cờ người
được yêu thích nhất là cờ người kết hợp với võ thuật. Vẫn là 32 quân cờ trong trang phục
truyền thống, tay cầm binh khí tương ứng với từng quân cờ, một bên xanh và một bên đỏ
nhưng điều đặc biệt là khi di chuyển các quân cờ sẽ biểu diễn võ thuật bằng các bài quyền
cước, binh khí. Đặc biệt khi ăn quân các quân cờ sẽ di chuyển ra sông và tiến hành giao đấu
bằng quyền cước hoặc binh khí trong tiếng trống dồn dập thúc giục bên ngoài sân.
Câu 5. Dựa vào văn bản, hãy ghi lại những nét đặc sắc của cờ người miền Bắc và miền Nam.

Cờ người miền BắcCờ người miền Nam
....................................................................
..................................................................
....................................................................
....................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................

Câu 6. Em hãy nêu những lợi ích mà cờ người mang lại cho người xem.
…………………………………………………………………………………………… ………
………………………………………………………………………………………

0
7 tháng 12 2021

Tham khảo

Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

7 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

 

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

6 tháng 10 2019

Hội Vía Bà

   Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

   Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.