K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]Không...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]

Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau. Nối những chàng trai, cô gái Tày, Nùng hát Sli, hát Lượn đến những liền anh, liền chị hát quan họ trong ngày hội xuân. Dải lụa ấy đã chứng kiến biết bao đổi thay thời cuộc, đã ghi dấu vào những trang sử hào hùng dân tộc. Và dải lụa ấy đang nối chúng ta vào hơi thở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải lụa sông Thương chuẩn bị nối liền mùa đông với mùa xuân, những cành cây trơ trụi với những chồi non xanh biếc.”

(Trích Sông Thương buông dải lụa mềm, Ngô Bá Hòa, Báo Bắc Giang,

số 261, tháng 11/2022, tr. 17)

a. Sau khi rời miền núi Lạng Sơn, sông Thương đem đến những gì cho mảnh đất Bắc Giang?

b. Xác định 01 phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau.

c. Từ “dải lụa” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

e. Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?

1
3 tháng 5 2023

a. Sông Thương đã đem đến nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu

b. Phép liên kết: phép thế (dải lụa ấy)

c. BPTT: hoán dụ

Tác dụng:

- Tránh lặp từ sông Thương gây mất hay cho câu văn.

- Thể hiện cái đẹp của sông thương mượt mà như dải lụa.

- Câu từ, ý tứ của bài văn thêm hay và đặc sắc hơn làm hấp dẫn người đọc.

e. Thông điệp:

- Hãy biết ơn tạo hóa của thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trân trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà biết tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường.

Đề 1.I. Đọc hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông...
Đọc tiếp

Đề 1.
I. Đọc hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.
Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
 

2
3 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO ĐÁP ÁM Ở ĐÂY Ạ

https://thi.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-mon-van-vao-lop-10-tinh-hung-yen-2021-c29a62925.html

3 tháng 7 2021

Ơ em cũng ở Hưng Yên à?

1. PTBD: Biểu cảm

2. 2 từ láy: lấp loáng, mới mẻ

3. ''xanh biếc'': gợi lên hình ảnh một con sông hiền hòa, xinh đẹp

''nước gương soi tóc'' : nhân hóa ''soi'' ''tóc'' hàng tre, dòng sông đẹp như và sáng như gương, có thể nhìn rõ những hàng tre

''tâm hồn'' so sánh với ''buổi trưa hè'': tâm hồn trong sáng và tình yêu quê hương tha thiết

''tỏa'': bày tỏ mong muốn yêu hết dòng sông quê hương

4. TôiCN// giữ mãi mối tình mới mẻVN 

Đây là câu đơn

5. BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy tâm hồn trong sáng, yêu quê hương và tràn đầy sức sống của tác giả, cho thấy những tình yêu quê hương được vun đắp

Phần I. Đọc hiểu (2.0 điểm) Đọc văn sau và thực hiện các yêu cầu: Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bị ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của những hạt vật chất. Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (2.0 điểm) Đọc văn sau và thực hiện các yêu cầu: Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bị ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của những hạt vật chất. Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn ngữ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Câu 1. Tìm câu chủ đề của đoạn văn? Từ đó cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào? Câu 2. Tìm phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3. Xác định thành phần chính của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì: Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn ngữ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 5. Đoạn trích gửi đến em bức thông điệp gì?

0
I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.                                              “Khi thầy viết bảng                                               Bụi phấn rơi rơi.                                              Có hạt bụi nào                                              Rơi trên bục giảng                                              Có hạt bụi nào                                             Vương trên...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 

                                             “Khi thầy viết bảng
                                               Bụi phấn rơi rơi.
                                              Có hạt bụi nào
                                              Rơi trên bục giảng
                                              Có hạt bụi nào
                                             Vương trên tóc thầy ...

                                           Em yêu phút giây này
                                          Thầy em, tóc như bạc thêm
                                           Bạc thêm vì bụi phấn
                                           Cho em bài học hay.

                                          Mai sau lớn, nên người
                                           Làm sao, có thể nào quên ?
                                           Ngày xưa thầy dạy dỗ
                                           Khi em tuổi còn thơ ...”

Câu 1:  Cho biết thể loại đoạn thơ trên?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 5: Hãy đánh dấu X vào cột thích hợp để phân loại các từ cho sẵn

STT

Từ

Từ ghép

Từ láy

1

Dạy dỗ

 

 

2

Rơi rơi

 

 

3

Bụi phấn

 

 

4

Bục giảng

 

 

 

                                         GIÚP MÌNH VỚI Ạ

4
6 tháng 1 2022

thi đúng ko??

6 tháng 1 2022

thi thì tự làm nha bạn

Phần I : Đọc - hiểu            Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :                        Hay đâu thần tiên đi lấy vợ                        Sơn Tinh , Thủy Tinh lòng tơ vương                         Không quản rừng cao sông cách trở                         Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương                        Sơn Tinh có một mắt ở trán                         Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì                        ...
Đọc tiếp

Phần I : Đọc - hiểu 

           Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

                        Hay đâu thần tiên đi lấy vợ

                        Sơn Tinh , Thủy Tinh lòng tơ vương 

                        Không quản rừng cao sông cách trở 

                        Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương

                        Sơn Tinh có một mắt ở trán 

                        Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì 

                         Một thần phi bạch hổ trên cạn 

                         Một thần cưỡi lưng rồng y nghi 

Câu 1: Đoạn thơ cho em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình ngữ văn 6 ? Văn bản đó thuộc thể loại nào ?

Câu 2: kể tên các từ ngữ miêu tả đặc điểm của Sơn Tinh , Thủy Tinh ?

Câu 3: Râu ria trong câu '' Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì '' thuộc loại từ nào theo cấu tạo hãy giải thích lựa chọn của em ? 

Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai câu thơ sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào ?

                        Sơn Tinh có một mắt ở trán 

                        Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì 

Phần II : Làm văn 

Câu 1 : Hãy tưởng tượng em được gặp Thánh Gióng ngoài đời thật và kể lại câu chuyện ?

3
19 tháng 4 2022

Câu 1 : đọc đoạn thơ làm em kiên tưởng tới : Sơn Tinh Thủy Tinh 

Thể loại : Truyền thuyết

19 tháng 4 2022

Câu 2 

Sơn Tinh :

+ có một mắt ở trán

 + một thần phi bạch hổ ở trên cạn

Thủy Tinh      

+ râu ria quăn xanh rì

+ một thần cưỡi lưng rồng y nghi

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:“ Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca daoCon gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm caoMẹ ơi trong lời mẹ hátCó...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:“ Tuổi thơ chở đầy cổ tíchDòng sông lời mẹ ngọt ngàoĐưa con đi cùng đất nướcChòng chành nhịp võng ca dao

Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”

Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao

Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.              (Trích “Trong lời mẹ hát”, Trương Nam Hương, NXB Giáo dục, 2008)Câu 1: Em hiểu gì ý nghĩa của 2 dòng thơ:Lưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm caoCâu 2: Phân tích tác dụng một biện phép tu từ trong hai dòng thơ:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoCâu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên là gì?

1
5 tháng 2 2021

Câu 1: 

Ý nghĩa: người mẹ ngày càng già đi còn người con thì cứ ngày một lớn lên

Câu 2:

BPTT nhân hóa cho thấy thời gian đã lấy đi tuổi xuân của mẹ, làm cho ''lưng mẹ cứ còng dần xuống'', tóc bạc trắng đi

Câu 3: 

Tác giả bày tỏ tình yêu thương, quý trọng, và sự thoang thoáng buồn vì thời gian đã làm cho mẹ già đi. Nhân đây tác giả muốn nhắn với người đọc rằng: hãy luôn yêu thương mẹ của mình

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Các con đứng như tượng đài quyết tửThêm một lần Tổ quốc được sinh raDòng máu Việt chảy trong hồn người ViệtĐang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc MaHọ đã lấy ngực mình làm lá chắnĐể một lần Tổ quốc được sinh raMáu của họ thấm vào lòng biển thắm(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
 
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thắm
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Các con đứng như tượng đài quyết tử

II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?
Câu 2: (5.0 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích câu tục ngữ đó?

2
10 tháng 4 2022

tham khảo

1.biểu cảm

2.bồn chồn,thao thức

3.biện pháp tu từ:so sánh

tác dụng:

+Tăng sức gợi hình,gợi cảm cho câu văn

+Nhấn mạnh vẻ đẹp sừng sững,hiên ngang, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương

PHẦN II

Câu 1

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.

Câu 2

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “Có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, “đi một ngày đàng” thì vế thứ hai “học một sàng khôn” hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. “Sàng khôn” trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lý thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” còn có một dạng thức nữa là “Đi một quãng đàng, học một sàng khôn”. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phương hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

10 tháng 4 2022

Tham khảo

I,
Câu 1: PTBĐ chính Biểu cảm
Câu 2: - Các từ láy có trong đoạn trích: bồn chồn, thao thức.
Câu 3:
-Phép tu từ: so sánh

-Tác dụng: thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương
II,
 

Câu 1: Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?

Câu 2: Ông cha ta thường nói rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Sàng khôn” được nhắc đến trong câu tục ngữ chính là một kho tàng tri thức phong phú và giá trị. Khối lượng tri thức ấy không chỉ giới hạn trong sách vở, mà còn là những kinh nghiệm, những đúc rút, những cảm nhận trực tiếp. Theo cha ông ta, thì để chiếm lĩnh được kho tàng đó, chỉ đọc sách vở, trên ghế nhà trường là chưa đủ. Mà ta cần phải bước chân ra thế giới ngoài kia, gặp được nhiều điều, thấy được nhiều chuyện, đối mặt với nhiều tình huống. Có như vậy mới học hỏi và biết thêm nhiều điều không có trong sách vở. Đồng thời trau dồi, rèn luyện thêm cho bản thân về cách ứng xử, giải quyết vấn đề.

Từ đó, ông cha ta phê phán những cách học chưa hợp lí. Như học tủ học vẹt. Hay chỉ thiên về lý thuyết sách vở mà không chú trọng thực hành, và ngược lại. Đó là những cách học hỏi sai lầm. Cùng với đó, là chê trách cách học thụ động, chỉ muốn ngồi một chỗ, tiếp thu lượng kiến thức nhất định trong sách vở, mà không chủ động tiến ra, tìm kiếm nguồn tri thức mới cho bản thân mình.

Qua đó, ta thấu hiểu được quan niệm về học tập của cha ông ta. Rằng việc học không bao giờ là đủ. Ta phải không ngừng tìm kiếm ở khắp nơi để trao dồi bản thân. Bài học ấy, đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị với thế hệ con cháu mai sau.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm,...

- Đặc điểm chính của sông, hồ:

+ Có nhiều sông, hồ lớn.

+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.

+ Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.

- Vai trò của sông, hồ:

+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.

+ Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi và du lịch.

24 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: Xác định một số sông lớn trên lược đồ

- Yêu cầu số 2: Đặc điểm sông ngòi

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,...

+ Các sông trong vùng đều có nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thuỷ điện.