K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2023

Chim thần là một yếu tố kì ảo mà em rất thích trong truyện cây khế . Những con chim bình thường thì nó gần như chưa giống tiếng người lắm nhưng con chim thần nó có thể nói tiếng người như thật . Con chim thần ngoài biết nói tiếng người nó con biết trả ơn cho người khác . Con chim thần đã cho người em thưởng thức một cuộc sống hạnh phúc còn người anh thì bị trừng phạt . Chim thần là yếu tố mà ông cha ta thường dùng từ chim để dạy cháu . Sau cái y nghĩa của chim thần thì chim thần là một yếu tố đáng kì ảo . 

 

Gửi bạn.

30 tháng 3 2022

Tham khảo

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

30 tháng 3 2022

tham khảo : 

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

 

7 tháng 10 2018

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

k đúng mk nè

10 tháng 10 2018

Tiếng đàn của Thạch Sanh ở trong ngục tối là cầ nối để chàng và công chúa nhận ra nhau, là phương thuốc thần diệu giúp chữa khỏi bệnh, giải oan cho Thạch Sanh. Nhờ tiếng đàn Thạch Sanh có cơ hội vạch mặt Lý Thông gian xảo. Tiếng đàn do vậy là tiếng đàn công lí.

Tiếng đàn làm nhụt chí mềm lòng kẻ thù làm cho 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàngđã trở thành đại diện cho cái thiện đối với cái ác và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân

28 tháng 9 2019

Câu 1:                                                                                                                                                                                                                 - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác.                                                                                                                                                                                                                  Câu 2:                                                                                                                                                                                                                - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.                                                                                                        - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.                                                                                                                                                                                                                

8 tháng 2 2022

Tham khảo

Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.

8 tháng 2 2022

CẢM ƠN BẠN NHÌU

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 10 2018

Tiếng đàn thần kì trong truyện Thạch Sanh là chi tiết giàu ý nghĩa. Tiếng đàn vừa là phần thưởng, vừa là sự minh oan, lại cũng là tiếng đàn của sự cảm hóa. Tiếng đàn là phần thưởng của Thạch Sanh khi cứu được con vua thủy tề. Đó là phần thưởng xứng đáng cho lòng dũng cảm và lòng tốt của Thạch Sanh, dù bản thân cũng bị sa vào hang sâu. Tiếng đàn còn là sự minh oan khi Thạch Sanh bị Lí Thông hãm hại đẩy vào tù ngục. Tiếng đàn như ai oán như giãi bày nỗi lòng, nhờ đó mà công chúa cảm thấu, bỗng cất tiếng nói làm sáng tỏ sự thật. Đặc biệt hơn, tiếng đàn còn là sự cảm hóa kẻ thù. Bởi khi Thạch Sanh được vua gả con gái cho thì 18 nước chư hầu vô cùng căm tức, đem quân sang xâm lược đất nước. Thạch Sanh đánh khúc đàn khiến quân sĩ của 18 nước chư hầu bủn rủn chân tay, không còn thiết cầm vũ khí chiến đấu nữa. Thạch Sanh lại biết dùng niêu cơm thần khoản đãi khiến các nước xâm lược quy phục mà rút quân. Tiếng đàn đã giúp cảm hóa quân địch, thể hiện ước mơ của nhân dân gửi gắm vào hình tượng vị vua sáng, hiền tài, có thể giúp đời cứu nước. Như vậy, tiếng đàn thần kì hàm chứa nhiều ý nghĩa, gửi gắm ước mơ của cha ông tự ngàn đời.

Hình tượng Thạch Sanh truyền tải bài học về việc sống thật thà, dũng cảm và hết lòng giúp đỡ người khác. Chân thật là gốc rễ, cội nguồn để có cuộc sống bền chặt, hạnh phúc.

18 tháng 9 2022

f

27 tháng 2 2022

Tham khảo

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.

 

16 tháng 10 2018

Ý nghĩa: Cho dù thiên tai có to lớn cỡ nào thì cũng sẽ không bao giờ thắng nổi trí thông minh của con người và sẽ không bao giờ thắng nổi sự đoàn kết của nhân dân ta .

hok tốt

Bài làm

Tên nước Văn Lang có ý nghĩa là đất nước tươi đẹp sáng ngời, có văn hóa. Văn Lang có nghĩa là đất nước của những người đàn ông khỏe đẹp, giàu có, văn hóa.

Chi tiết "Nước sông dâng cao bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu" thể hiện những ý nghĩa:

- Tượng trưng cho cuộc chiến vô cùng gay go quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Đồng thời còn giải thích hiện tượng mưa gió lũ lụt hằng năm và sự kiên trì dẻo dai trong cuộc chiến chống thiên tai của người Việt cổ từ xưa cho đến nay.

- Mặt khác chi tiết đó còn thể hiện ước mơ chinh phục, chế ngự và chiến thắng thiên tai của người xưa.

- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.