K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2023

a. so sánh ⟹ Trân trọng bánh khúc- một món ăn gắn với tuổi thơ.

b. so sánh ⟹ Gợi tả vẻ đẹp tuyệt vời của hạt xôi nếp.

NG
8 tháng 1

a. Biện pháp tu từ so sánh giúp gợi hình, gợi tả, chiếc bánh được nâng niu, trân trọng.

b. Biện pháp tu từ so sánh gợi hình, gợi cảm biểu hiện tình cảm của nhân vật “tôi” đối với chiếc bánh, đó là sự yêu quý, trân trọng.

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dướiĐọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Ngữ văn 6 - tập 1, trang 18, NXB GD 2021) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.

Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3. Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?

4
24 tháng 10 2021

TL:

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

Câu 1: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.

=> Các từ láy trong đoạn văn trên :

+ thoi thóp

+ hoảng hốt

+ nông nỗi

+ hối hận

+ dại dột

+ hung hăng 

+ bậy bạ

+ ăn năn 

=> Đoạn văn trên đã sử dụng BPTT : Nhân hóa ( những ĐT , các từ láy trong đoạn văn ) 

=> Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật 

=> Tác dụng của BPTT ” Nhân hóa ” :

+ Tô Hoài đã miêu tả nhân vật trong truyện một cách vô cùng chân thực và sinh động , tiêu biểu là ” Dế Mèn ” và ” Dế Choắt “. Những con vật ấy , dưới ngòi bút của ông lại hiện lên với những hành động , cảm xúc , lời nói như một con người. Đã có con vật nào biết than thở , biết khuyên nhủ đối phương trong thực tế chưa ? Bằng BPTT ” Nhân hóa ” những con vật được nhắc đến mới có những hành động , những cảm xúc , những lời nói ấy. 

+ Những câu văn trong truyện rất giàu cảm xúc , sinh động và hấp dẫn . BPTT ” Nhân hóa ” đã giúp cho câu chuyện trở nên hay , giàu cảm xúc như vậy . 

+ Câu chuyện cũng cho ta một bài học vô cùng quý giá , thông qua hai nhân vật ” Dế Mèn ” và ” Dế Choắt ” , tác giả muốn gửi tới chúng ta một bài học đó là : ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ” Chỉ vì sự kiêu căng , sốc nổi của tuổi trẻ ( Dế Mèn ) đã gây ra cái chết oan không đáng có cho Dế Choắt. Cái chết đó đã khiến Dế Mèn cảm thấy ăn năn , hối hận vô cùng và biết tự rút ra cho mình ” Bài học đường đời đầu tiên . Càng đọc , ta càng thấm đẫm được tính nhân văn vô cùng sâu sắc của truyện.

Câu 2: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?

=> Lời khuyên Dế Choắt dành cho Dế Mèn : ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. “

=> Qua lời khuyên đó , em thấy Dế Choắt là người : 

+ Một chú dế tuy yếu ớt , nhỏ bé nhưng lại vô cùng tốt bụng , có tấm lòng bao dung , rộng lượng , biết tha thứ cho người khác. Mặc dù chính Dế Mèn là người đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng không vì điều đó mà Dế Choắt cảm thấy ghét hay đem lòng hận thù cho Dế Mèn . Ngược lại , Dế Choắt còn dành cho người bạn của mình một lời khuyên chân thành, giúp cho Dế Mèn tỉnh ngộ , hiểu ra được điều sai của bản thân trong cả lời nói, thái độ lẫn hành động , từ đó , giúp Dế Mèn thay đổi bản thân để trở thành một con người tốt hơn. 

^HT^

24 tháng 10 2021

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trên văn bản Bài học đường đời đầu tiên . Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất do nguowif là nhân vật chình kể chuyện

Câu 2 ; Phương thức biểu đật là tự sự và miêu tả

Câu 3 : Hủn hoẳn , lạnh phạch , giòn giã , rung rinh . Biện pháp tu từ : Nhân hoá , so sánh , điệp ngữ giúp miêu tả Dế Choắt và tính cách kiêu ngạo của Dế Mèn

Câu 4 : Đừng trêu dại mà đổi lỗi . Dế Choắt là nguwoif yếu ớt , nhưng lại có lòng hi sinh vì một người bạn đáng trách đổi lỗi

Mình ko cop mangj

13 tháng 1 2023

Đây là câu trả lời của em:
a. Câu sau sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh trong câu hiện lên rất là sinh động. Làm cho chúng ta thấy phần nào cho thấy sự khốc liệt, mạnh mẽ của viên cát tác động vào má. Cho thấy một sự bàng hoàng khủng khiếp, có gì đó hơi ghê sợ ở những người đọc, người nghe trước tác động của viên cát. 

b. Câu sau sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Gió ở đây giống như con người, giúp hình ảnh của câu văn thêm giàu sức tạo hình. Làm cho phần nào thấy sự khốc liệt của trận địa cách cung bãi cát.

13 tháng 1 2023

a) Biện pháp tu từ : so sánh

    Tác dụng : giúp người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của viên cát bắn vào má và sự ghê rợn của viên cát đồng thời làm cho câu văn trở nên sinh động 

b) Biện pháp tu từ : nhân hóa

    Tác dụng : cho thấy sự kinh khủng của trận địa và khiến cho câu văn trở nên sống động hơn 

D
datcoder
Giáo viên
22 tháng 12 2023

a. Biện pháp tu từ so sánh: Tác giả so sánh mỗi viên cát bắn vào như một viên đạn.

=> Hình ảnh trở nên đặc sắc, thể hiện sự khốc liệt, mạnh mẽ, giống như cảnh tượng của một cuộc chiến trường.

b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gió giống như con người, bài binh bố trận một trận địa vô cùng khốc liệt. 

=> Làm cho thiên nhiên hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người. Qua đó cũng giúp văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn và nhấn mạnh sự khốc liệt của cơn bão.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)