K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

a. Câu 1 và 2 (Câu đề)

– Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm – Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

– “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

– “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả

b. Câu 3 và 4 (Câu thực)

– Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Không khí cảnh thu trong 4 câu đầu:

+ Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.

+ Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu

+ “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm

+ Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)

=> Tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa mang vẻ dữ dội, hùng tráng vừa xác xơ, tiêu điều. (khác với bức tranh thu thông thường: trong trảo, nhẹ nhàng)

- Để miêu tả được không gian đó, điểm nhìn của tác giả từ trên núi cao, phòng tầm mắt ra xa và xuống lòng sông.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.  Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

4 tháng 3 2023

- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.

- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.

Hoàn cảnh ra đời: Nhà thơ Đỗ Phủ sáng tác bài Thu hứng khi ông đang ngụ cư tại Quỳ Châu trong cảnh già yếu, lao lực vì bệnh tật vào năm 766. 

5 tháng 3 2023

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Hoàn cảnh sáng tác

+ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

+ Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

5 tháng 3 2023

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu - mặt ao - bầu trời - ngõ trúc rồi lại trở về ao thu - thuyền câu).

- Không gian mùa thu:

+ Các hình ảnh: ao thu, thuyền cao, lá vàng, trời xanh, tầng mây, ngõ trúc, bèo

+ Màu sắc: lá vàng, trời xanh ngắt

=> Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ hiện ra với vẻ thanh sơ, giản dị, trong lành, mát mẻ

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Chú ý đoạn văn đầu miêu tả hoàn cảnh của Phăng-tin để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

     Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:

- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.

- Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.

- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van-giăng xin giúp đỡ.

8 tháng 3 2023

    Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả:

- Là một người phụ nữ ốm yếu, đang nằm trên giường bệnh.

- Khi nhìn thấy Gia-ve, chị rất sợ hãi và hốt hoảng, cảm thấy như sắp tắt thở.

- Giọng nói đầy sự kinh hoàng, hướng Giăng Van-giăng xin giúp đỡ.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những câu văn tả cảnh, tả người trong văn bản để chỉ ra khung cảnh gợi lên một bức tranh đẹp.

- Từ đó trả lời câu hỏi về cảnh bạn chọn để vẽ minh họa và lý do bạn chọn nó.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan, nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ đã gợi cho tôi nghĩ đến một bức tranh đẹp có sự hài hòa giữ người và vật.

- Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa thì có lẽ tôi sẽ chọn cảnh Thanh cài hoa lên tóc Nga, một khung cảnh tươi đẹp cho một tình yêu trong sáng.

+ Sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, theo tôi đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa.

+ Cây hoàng lan không chỉ gắn với tuổi thơ của Thanh mà nó còn như một nhân chứng chứng kiến tình yêu lãng mạn của đôi lứa sau những năm xa cách.

+ Nó gợi cho ta nghĩ đến một bức tranh cảnh một chàng trai đứng dưới cây hoa hoàng lan, cài lên mái tóc của người con gái ấy một bông hoa với hương thơm nhẹ nhàng, mềm mại.

8 tháng 3 2023

- Cảnh Thanh nằm dưới bóng cây hoàng lan, nghĩ về những kỉ niệm tuổi thơ đã gợi cho tôi nghĩ đến một bức tranh đẹp có sự hài hòa giữ người và vật.

- Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh họa thì có lẽ tôi sẽ chọn cảnh Thanh cài hoa lên tóc Nga, một khung cảnh tươi đẹp cho một tình yêu trong sáng.

+ Đó chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa.

+ Cây hoàng lan không chỉ gắn với tuổi thơ của Thanh mà nó còn như một nhân chứng chứng kiến tình yêu lãng mạn của đôi lứa sau những năm xa cách.