K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ănChuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn.Tiến hành:Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.Cho 1 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát .Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa...
Đọc tiếp

Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn

Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn.

Tiến hành:

Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng.

Cho 1 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát .

Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.

Quan sát hiện tượng và trả lời:

1. Hãy mô tả màu sắc, mùi, thể và tính tan của đường và muối ăn.

2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã biến đổi thành chất khác?Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất?

1
19 tháng 11 2023

1. Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và tan tốt trong nước.

Muối: màu trắng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và tan tốt trong nước.

2. Đun nóng đường đã bị biến đổi thành chất khác, có khói bốc lên, đường hóa đen .Đây là tính chất hóa học của đường.

12 tháng 8 2023

Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt.

Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện. 

- Khi cô cạn dung dịch muối ăn ở thể rắn còn khi hóa tan muối ăn ở thể dung dịch 

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

a) Bát (1) có màu vàng nhiều hơn màu trắng , vị ngọt rõ hơn vị mặn vì đường nhiều hơn muối. Bát (2) màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn vị ngọt vì muối nhiều hơn đường. Từ đó ta thấy tính chất của hỗn hợp có sự thay đổi khi thay đổi thành phần các chất trong hỗn hợp .

b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp (thấy vị mặn của muối và vị ngọt của đường). Tính chất của từng chất trong hỗn hợp được  giữ nguyên.

10 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Bát (1): màu vàng nhiều hơn màu trắng, vị ngọt rõ hơn vị mặn.

- Bát (2): màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn.

=> Như vậy tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có sự thay đổi khi thay đối thành phần các chất có trong hỗn hợp.

b) Nếm thử hỗn hợp trong bát có thể nhận ra vị ngọt của đường và vị mặn của muối.

=> Tính chất của đường và muối trong hỗn hợp được giữ nguyên.

Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.- Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.- Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?- Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống...
Đọc tiếp

Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

- Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

- Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

- Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

- Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

- Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

2
17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước:

+ Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.

+ Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề: Dựa trên các tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu.

+ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán: Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) để kiểm tra dự đoán.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán: Trường hợp kết quả không phù hợp cần quay lại từ bước 2.

+ Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu

Lời giải chi tiết:

“Nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn”

 

Tên các bước

Nội dung

Bước 1

Đề xuất tìm hiểu vấn đề

Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

 

Bước 2

Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

 

Bước 3

Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán

Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

Bước 4

Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán

Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

Bước 5

Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu

Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

19 tháng 2 2023

Nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

- Bước 1: Đề xuất vấn đề.

Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

- Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

- Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm.

Ống nghiệmchất tanhiện tượng quan sát đượcgiải thích
1Muối ănDung dịch đồng nhấtMuối ăn tan trong nước
2đườngDung dịch đồng nhấtĐường tan trong nước
3bột mìDung dịch không đồng nhấtBột mì không tan trong nước
4cátDung dịch không đồng nhấtCát không tan trong nước
5thuốc tímDung dịch đồng nhấtThuốc tím tan trong nước
6iodineDung dịch không đồng nhấtIodine không tan trong nước

 

Câu 1: Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?A. Đồng, muối ăn, đường mía         B. Muối ăn, nhôm, cái ấm nướcC. Đường mía, xe máy, nhôm         D. Cốc thủy tinh, cát, con mèoCâu 2: Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi         B. Con chó, con dao, đồi núiC. Sắt, nhôm, mâm đồng                        D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngânCâu 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt...
Đọc tiếp

Câu 1: Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

A. Đồng, muối ăn, đường mía         B. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước

C. Đường mía, xe máy, nhôm         D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo

Câu 2: Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?

A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi         B. Con chó, con dao, đồi núi

C. Sắt, nhôm, mâm đồng                        D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngân

Câu 3: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu

C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

2
22 tháng 12 2021

Câu 1: D

Câu 2: B

8 tháng 1 2022

câu 1: A 

câu 2: C

câu 3: D

19 tháng 12 2021

lọ thủy tinh - giấm án

lọ nhựa- nước muối 

lọ nhôm - nước đường

6 tháng 12 2021

thi nha

6 tháng 12 2021

??
 

29 tháng 12 2021

D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

29 tháng 12 2021

Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan muối ăn vào nước.

B. Cô cạn nước muối thành muối.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.

D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.