K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2022

tham khỏa

                    Tả bác nông dân đang gặt lúa

Cánh đồng lúa quê tôi đã chín rộ, chờ tay người đến mang về. cả làng bước vào mùa gặt. Những bác nông dân ngày ngày chăm chỉ, cần mẫn thu hoạch thành quả lao động của mình sau những tháng ngày vất vả.

Vào mùa gặt, ai cũng bận rộn. Người lớn ra đồng, trẻ con đi học, mỗi người một việc. Cuộc sống như hối hả hơn. Từ sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa dậy, các bác nông dân đã rục rịch ra đồng. Đi làm trong buổi sớm mai, hơi sương nhè nhẹ phá lên mặt lành lạnh. Ra đến đồng, các bác nông dân rẽ ra thành các ngã khác nhau, ai về thửa ruộng nhà nấy. Chuẩn bị xong dụng cụ, các bác nông dân bắt đầu công việc gặt lúa. Lúc này nhìn họ, ai cũng giống ai, khó mà phân biệt được. Bác nào cũng đi một đôi ủng bó sát chân, mặc một chiếc áo dày, tay bó sà cạp. Đầu đội chiếc nón tàng, khuôn mặt che kín hết với một chiếc khăn chỉ còn để đôi mắt. Nhìn các bác như đang chuẩn bị vào một trận chiến, chiến đấu với cái nắng nóng khắc nghiệt của thời tiết mùa hè.

Lúa vụ này trĩu nặng, hạt nào hạt nảy mình mẩy chắc nịch. Bác nông dân vui mừng thấy công lao của mình được bù đắp. Trong niềm phấn khởi, bác cúi xuống, tay trái nâng những bông lúa, tay phải cầm chiếc liềm sắc cạnh đưa vào ngang thân, “xoẹt...xoẹt...” âm thanh ấy cứ đều đều vang lên cùng nhịp thở của bác. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt cắt lúa, bó lúa của bác mà tưởng như một nghệ nhân tài hoa đang biểu diễn. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Những bông lúa vâng lời, theo tay bác nằm im trên đất, cắt lúa đến đâu, bác tập hợp chúng lại thành từng đống nhỏ gọn gàng. Trông xa xa, thấy ai ai cũng chăm chỉ làm việc. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiết trời buổi sáng gió mát, ánh nắng còn dịu nên ai cũng tranh thủ làm việc. Khi đã thấm mệt, các bác nông dân đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống ngụm chè tươi mát rượi, có khi hát một đoạn chèo, hay hát đối đáp để xua đi những mệt mỏi. Sau phút nghỉ giải lao, mọi người lại tiếp tục công việc.

Trời về trưa, nắng gắt. Những tia nắng cứ vô tình chiếu rọi xuống cánh đồng trống trải. Gió lại mải mê đi chơi khiến thời tiết thêm oi ả. Tiếng ve kêu râm ran khắp trong nhưng bụi cây trên bờ. Có mấy chú chim đói bụng sà xuống ruộng, nhặt những hạt thóc rơi, thóc vãi. Các bác nông dân đã thấm mệt. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót. Lưng áo ướt đẫm. Mọi người ai này đều im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng soàn soạt mà thôi. Nhưng không phải vì thế mà bàn tay kém nhanh, bàn chân bước không đều. Họ vẫn giữ sự nhịp nhàng lúc trước, chính vì thế mà chả mấy chốc lúa trên ruộng đã sắp được cắt hết.

Những bông lúa trĩu nặng ngoan ngoãn nằm trên gánh trở về nhà trong niềm phấn khởi, hân hoan các bác nông dân tin tưởng vào vụ mùa, vào thành quả do mình làm nên

18 tháng 11 2018

Mở bài: Các nghề nghiệp khác thật cao sang nhưng có lẽ bác lao công trường em, em vẫn quý nhứt !

Thân bài:

- Miêu tả sơ sơ về bác lao công và công việc hàng ngày: quần áo, tay chân, đầu tóc,...

- Em vô cùng thương, ngưỡng mộ bác lao công trường em:

 + Mùa hè thì bác nhễ nhại mồ hôi, một mình dưới sân trường yên tĩnh vs ánh nắng chói chang.

+ Mùa đông thì tay chân bác run run, cầm chiếc chổi dừa quét quét, nghe xào xạc,..

- Em rất yêu quý bác lao công:

  + Bác luôn cố gắng làm công việc của mình.

+ Dù vất vả nhưng bác vẫn hiền hậu,...

- Em rất ghét những đứa khinh thường bác lao công.

- Bác là con người ấm áp, lòng nhân ái và vô cùng yêu trường,...

- Nhiều hôm thấy bác nghỉ vì ốm, em lo lắng lắm !

Kết bài:cảm nghĩ và liên hệ thực tế.

bài làm :

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


 

27 tháng 6 2020
Tả người mẹ : Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Tấm lòng của mẹ là biển cả bao la đối với con, và con hiểu rằng không có ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con. Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này và vì mẹ chính là mẹ của con. “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ….

Tả cơn mưa rào mùa hạ :

Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.

Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.

Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.

Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em.

Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.

Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.

Bài văn tả buổi lễ chào cờ đầu tuần:

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

Tả khu vườn:

Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.

Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.

Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.

Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.

- Chào anh ổi! Khỏe chứ?

- Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?

Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà

tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.

Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:

- Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.

- Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.

Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bửa mỏ lách cách trên vỏ.

Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...

Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.

Tham khảo:

loading...

28 tháng 12 2017

(Tả mẹ em đang may áo)

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.

16 tháng 12 2017

Bố em là kĩ sư địa chất. Công việc của bố em là đi tìm tài nguyên khoáng sản cho đất nước.

Ngày nào, bố cũng phải làm việc đến tận đêm khuya bên chiếc máy tính để nghiên cứu và phân tích những tầng địa chất.

Bố em hay phải đi công tác xa nhà. Hành trang mỗi lần đi công tác của bố chỉ là một chiếc máy tính, một chiếc búa, một chiếc la bàn và một tấm bản đồ. Có lúc bố phải lên núi, vào rừng có khi bố phải xuống biển.

Mỗi lần đi công tác về, bố em lại mang về những mẫu vật. Hàng ngày, bố miệt mài nghiên cứu những mẫu vật ấy

16 tháng 12 2017

cảm ơn bạn nhưng bài này trên mạng rồi bạn ơi

với lại ngắn quá

21 tháng 4 2022

Nước đến chân thì éc ô éc hả? (;

7 tháng 4 2022

Ây bạn, đăng từng câu tkui hông ai trl hớt đc đou

30 tháng 8 2016

1trang rưỡi mà bn kêu ngắn!!!!!

Mùa xuân đang trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ. Thế là mùa hè mến yêu đã đến. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu . Cành cây đăm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mỡn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền diệu quá.

Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất.Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò.Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp.

Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè.Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên. Vẫy tay trong nắng . Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả.

Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc faj xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. ven công viên có biết bao là cây phượng nhưng em chỉ thấy cây phượng ở trường em là đẹp nhất thôi. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặc trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng.

Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. Phương ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn