K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2022

1.

a, Cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa qua mạng khi sử dụng MXH:

-Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng

b, Khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng em sẽ:

- Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi

- Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu

- Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng

- Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào

25 tháng 12 2022

cảm ơn ạ

20 tháng 12 2021

Tích cực: 

MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ. Trong những năm qua, tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hách dịch tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính quyền, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng một chính quyền gần dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vai trò của MXH đã và đang được các cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Ví dụ như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 02 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế- xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên MXH.

(2)MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người. MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, người dùng sẽ luôn nhận được những thông tin cập nhật kịp thời về lĩnh vực, vấn đề mà mình quan tâm theo dõi. Qua đó giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, trên MXH có nhiều trang dạy kỹ năng sống như ngoại ngữ, nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại mà không cần đến lớp hay đóng học phí.

Hạn chế:

 

(1)MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng. Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn trang MXH vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, nhiều trang MXH của bọn phản động trong- ngoài như “Dân làm báo”, “Quan làm báo”… thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng. Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường… để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền các cấp, các vụ phức tạp như Đồng Tâm (Hà Nội), ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra ở các tỉnh miền Trung, việc thảo luận dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt… để kích động dư luận, hình thành tâm lý phản kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ.

(2)MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Trong số 35 triệu người dân Việt Nam sử dụng MXH, có không ít người là cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên MXH hoặc sử dụng MXH làm công cụ liên lạc, trao đổi. Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên MXH, tạo diễn đàn xuyên tạc, nói xấu chính quyền.

(3)MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. MXH phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển thì dòng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ. Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Hoạt động tung tin đồn, giật gân câu “like” trên MXH ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận. Một số vụ việc trên MXH (như BOT giao thông) thu hút số lượng rất lớn người quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể tạo ra các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử.

(4)MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng MXH làm công cụ liên lạc trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các hoạt động phạm tội khác.

15 tháng 8 2023

Tham Khảo:

- Suy nghĩ kĩ về lời nói và hình ảnh đăng trên mạng xã hội

- Tìm hiểu kĩ các nguồn thông tin để kiểm chứng trước khi bình luận, chia sẻ

- Nhận xét, bình luận khách quan và tế nhị; tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp

- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp trên mạng xã hội

- ...

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

1
20 tháng 3 2023

câu hỏi là gì vậy bn??? nhonhung

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới...
Đọc tiếp

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

(Trích "Cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa)

1.             Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì?

2.             Để có những giá trị đó, lời cảm ơn và xin lỗi phải đáp ứng những yêu cầu nào?

3.             Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào đã học?

4.             Qua đoạn văn trên em rút ra được bài học gì khi giao tiếp?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

9 tháng 4 2023

bn tham khảo nha.

“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ. Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.