K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Giải thích các hiện tượng:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.

=> Do góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về 2 cực, lượng nhiệt lớn nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực (miền Nam nước ta gần Xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn, càng về miền Bắc lượng nhiệt nhận được càng giảm).

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.

=> Do nhiệt độ giảm theo độ cao (vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có nhiệt độ cao, trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn nhiệt độ thấp hơn rất nhiều).

19 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.

- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.

- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.

27 tháng 1 2018

Đáp án: B. Tây Bắc

Giải thích: Vùng Tây Bắc là vùng có địa hình cao đồ sộ nhất nước ta. Đây là khu vực có đầy đủ 3 đai cảnh quan của nước ta.

Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học để tham gia xây dựng kinh tế ở gia đình và địa phươngCâu 2: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá việc sản xuất và tiêu thụ một số hàng hóa ở địa phươngCâu 3: Nêu một số ví dụ về sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.Câu 4: Vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi...
Đọc tiếp

Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học để tham gia xây dựng kinh tế ở gia đình và địa phương

Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá việc sản xuất và tiêu thụ một số hàng hóa ở địa phương

Câu 3: Nêu một số ví dụ về sự vận dụng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở nước ta.

Câu 4: Vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.

Câu 5: Nêu một số ví dụ về mặt tích cực và hạn chế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Câu 6: Vận dụng quy luật cạnh tranh để nhận xét, đánh giá một số nét về tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.

Câu 7: Nêu một số ví dụ có áp dụng quy luật cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 8: Giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung, cầu một loại sản phẩm hàng hóa ở địa phương (quy luật cung - cầu).

 

1
9 tháng 11 2022

Cho em xin giải bài này với ạa😢

1 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

So sánh hai vùng khí hậu (tìm dẫn chứng từ các bản đồ và biểu đồ ở các địa điểm thuộc hai vùng) và giải thích (căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa: vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình) về:

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.

18 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

26 tháng 5 2021

 Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

10 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất

- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

b) Giải thích

- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.

+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Tây Nguyên

+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.

+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.

c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:

- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.

- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.

- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).

3 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây vùng đồi núi nước ta

- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:

+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.

+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.

b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.

20 tháng 1 2017

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào màu sắc thể hiện độ cao ở trang 6-7 (Hình thể) để nêu biểu hiện về hướng nghiêng của địa hình nước ta theo tây bắc - động nam: phía tây và tây bắc chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ở Tây Bắc; phía đông và đông nam phần lớn là đồng bằng có độ cao nhỏ; chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng là đồi trung du (ở Bắc Bộ), gò đồi (ở Trung Bộ), bán bình nguyên (Đông Nam Bộ) thấp dần từ phía các cao nguyên Nam Trung Bộ về phía Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tương tự như các vận động kiến tạo khác, vận động Anpơ - Himalaya có cường độ lớn nhất ở tâm và càng ra ngoài rìa thì cường độ càng yếu.

- Nước ta nằm ở rìa Đông Nam của vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo; tây bắc gần tâm hơn là đông nam, nên địa hình ở phía tây bắc chịu tác động nâng lên mạnh hơn ở phía đông nam, làm cho địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.