K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:

- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phướng pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,…

- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.

- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Khi đọc bản đồ, để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.

7 tháng 11 2023

- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:

+ Tìm đường đi;

+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…

+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.

+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.

+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).

+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.

+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.

- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).

17 tháng 1 2023

– Vị trí châu Á:

+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.

+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.

+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).

– Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.

– Kích thước: Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44 triệu km2 – kể cả các đảo).

3 tháng 2 2023

- Các bộ phận của vỏ Địa lí: bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Giới hạn của vỏ địa lí: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa).

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

13 tháng 12 2022

* Đặc điểm

- Địa lí được học ở tất cả các cấp học phổ thông: Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí thuộc môn Lịch sử và Địa lí; ở Trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

- Môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.

- Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,...

* Vai trò

- Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức.

- Giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.

- Giúp học sinh hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.

- Thích ứng với một thế giới luôn biến động, trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm.

- Trong mọi lĩnh vực kinh tế, Địa lí đều có những đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội phát triển và bền vững.

13 tháng 12 2022

Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lí

- Các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.

- Tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.

- Môn Địa lí cùng với các môn học khác trong nhà trường có thể hướng các em trở thành người truyền cảm hứng hoặc giảng dạy trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Một số ngành nghề khác: kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, quản lí xã hội,...

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.

 

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...

* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.

- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

 Các huyện đảo của Việt Nam: 

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);

- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);

- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Phú Quý (Bình Thuận);

- Phú Quốc (Kiên Giang);

- Trường Sa (Khánh Hòa);

- Vân Đồn (Quảng Ninh).

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm ở phía đông bắc của châu Á, có diện tích khoảng 378 nghìn km2. Lãnh thổ gồm hàng nghìn đảo, trong đó bốn đảo lớn nhất là Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

- Nhật Bản nằm trong khoảng vĩ độ từ 20°B đến 45°B và trong khoảng kinh độ từ 123°Đ đến 154°Đ.

- Phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương; phía tây giáp biển Nhật Bản; phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.