K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

 ý chí độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước của lý bí

*Nước Vạn Xuân thành lập 

- Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế( Lý nam đế)

- Đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

-Lập 2 triều là triều Văn và triều võ.

14 tháng 10 2016

Câu 2: Trả lời:

Loạn 12 sứ quân  xảy ra khi Ngô Quyền mất. Đất nước lầm than, các quan đại thần đấu đá nhau tranh dành quyền lực. Chia ra làm 12 phé phái. Xung đột với nhau và gây ra sự việc trên.

14 tháng 10 2016

Câu 3: Trả lời:

Công lao Ngô Quyền:

- Đánh tan quân Nam Hán.

- Xóa  bỏ toàn bộ văn hóa thời Bắc thuộc.

- Lập nên kỉ nguyên độc lập của đất nước.

- Thể hiện tình thần đấu tranh dân tộc.

Công lao Đinh Bộ Lĩnh:

- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

- Tạo tiền để cho đất nước phát triển.

 

4 tháng 2 2023

Những việc làm thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước:

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ và đóng đô ở Cổ Loa.

- Ngô quyền thiết lập bộ máy chính quyền mới và cử các tướng lĩnh trấn giữ các châu quan trọng ở địa phương. 

-  Chế định triều nghi phẩm phục. (Quy định về lễ nghi, trang phục quan lại).

12 tháng 11 2021

1.

* Chính sách đối nội:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

- Cử những người thân tín đi cai quản các địa phương.

- Mở các khoa thi tuyển chọn nhân tài.

- Thi hành nhiều chính sách giảm tô thuế.

- Thực hiện chế độ “quân điền”: lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

*Chính sách đối ngoại:  tìm đủ mọi cách để mở mang bờ cõi, xâm lược các nước lân cận:

⟹ Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

2.

- Chọn Cổ Loa làm kinh đô.

- Bỏ chức Tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc, thiết lập một bộ máy cai trị mới từ trung ương đến địa phương

- Quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.



tham khảo

22 tháng 3 2023

Năm 939, Ngô Quyền xưng Vương. Cho xây dựng bộ máy chính quyền từ chung ương đến địa phương. Đất nước yên bình, văn hóa dân tộc được chú yes khôi phục. Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ cảu nhà ngô

18 tháng 8 2019

Hè vừa rồi, em được ba mẹ cho về quê nội chơi. Ôi ! Một vùng quê thật êm đềm và thơ mộng. Phía trước nhà nội là một dòng sông tuyệt đẹp.

Những buổi sáng đẹp trời, dòng sông mới nhộn nhịp làm sao ! Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước gương trong. Chim chóc đua nhau chuyền cành ca hát để đón chào ngày mới. Gió thổi nhè nhẹ những bụi mía, bờ tre lao xao rung rinh như đang đùa giỡn. Nắng lên, mặt nước lấp lánh, xanh thẫm mang phù sa trên dòng sông long lanh gợn sóng. Hoạt động ở bến đò tấp nập, nhộn nhịp. Nhiều thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tàu bè đi lại tấp nập, ngược xuôi. Trưa tới, trẻ em ra sông vùng vẫy, tắm rửa. Các bạn té nước vào nhau, cười vui vẻ. Một vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo. Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. Những người mẹ đang tất bật mang chăn màn ra giặt giũ. Bây giờ, dòng sông khoác lên mình một chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Nước sông trong vắt in bóng bầu trời xanh xuống mặt hồ. Dòng sông thiếp lặng dưới ánh nắng trời oi ả. Tiếng chim không ngớt vọng ra, vọng cả trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng. Buổi chiều, nắng nhạt lấp lánh trên mặt sông phản chiếu ánh hoàng hôn. Dòng sông bây giờ lại thay áo mới, chiếc áo màu vàng lung linh ráng chiều. Từng đợt sóng lan tỏa vào bờ, đánh tung bọt nước trắng xóa làm xao động những rặng cây ven bờ. Dòng sông đầy ắp nước, ôm lấy từng chiếc thuyền, mảng bè xuôi ngược. Những đám mây ngũ sắc ghé ngang soi bóng. Những chú chim rủ nhau bay về tổ. Các bác nông dân trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả và cùng gia đình quây quần bên mâm cơm nghi ngút khói. Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

Con sông sẽ chảy mãi cùng dòng kí ức tuổi thơ của biết bao thế hệ. Nó đã nuôi dưỡng những con người đôn hậu chất phác. Dòng sông với cảnh đẹp đôi bờ rặng tre xanh soi bóng, những chiếc thuyền đậu bến bình yên. Mong sao vẻ đẹp đó sẽ còn mãi mãi.

Nguồn : mạng.

=))

1. Miêu tả cảnh biển

Miêu tả biển theo trình tự từ xa tới gần:

- Bầu trời: trong xanh, từng đám mây trắng lẻ loi trôi trên bầu trời; có những đám mây xen lẫn nhau tạo nên hình thù đặc sắc, ngộ nghĩnh.

- Mặt trời: đỏ rực, tròn trĩnh như quả bóng ai "sút" lên đó mà quên không lấy xuống.

- Mặt nước: biển trong xanh, nhìn được tận dưới nước có những hòn sỏi nhiều màu sắc.

- Sóng biển: từng đợt sóng vỗ trắng xóa cả một vùng biển, vỗ ầm ầm vào những con thuyền đang "nghỉ chân" trên bờ biển.

- Bãi cát vàng óng ánh, trải dài như đến tận chân trời và bao bọc trọn vùng biển tươi đẹp này.

2. Hoạt động của con người

- Xa xa ngoài khơi, nhiều con thuyền tấp nập trở về đất liền sau chuyến đánh cá dài ngày. Khi họ cập bến vào bờ, trên khuôn mặt họ thể hiện rõ vẻ vui mừng thay vì vẻ mệt mỏi sau những đêm dài lênh đênh trên biển vì khoang tàu chứa đầy ắp "thành quả" nào là các loại cá, các loại cua,... vô vàn các loại hải sản.

- Mặt trời dần lên một cao hơn quá đỉnh núi, người người tấp nập ra biển dạo chơi sau một đêm dài nghỉ ngơi. Với những hoạt động khiến bờ biển thêm nhộn nhịp như đi dạo, nô đùa với cát (xây những lâu đài cát, đắp cát lên người), tắm biển,... hay đi chợ ngay trên bờ biển để mua những đồ hải sản tươi sống vừa được đem về từ những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa.

- Khung cảnh biển càng trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn so với khi biển chìm trong màn đêm.

- Cảnh vật như bừng tỉnh dậy, tràn đầy sức sống mới sau một đêm dài nghỉ ngơi.

- Một số người thưởng thức luôn hải sản được nhà hàng chế biến ngay trên bờ biển. Một cảm giác thật thích thú!

Kết bài

- Nêu nhận xét về biển

- Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về vùng biển...

Biển như một bức tranh sống động nhất mà em được chiêm ngưỡng. Vài ngày ngắn ngủi được ngắm nhìn biển khiến em muốn ở đây mãi. Em ước những dịp hè kế tiếp bố mẹ sẽ cho em trở lại biển Nha Trang để khám phá và tận hưởng hết những vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây. 

KHAM KHẢO NHA E

19 tháng 9 2017

Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: “Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!” Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Hoa sầm mặt lại: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: “Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu”.

viec-tot-bao-ve-moi-truong

Bài làm 2

Hôm đó là sáng chủ nhật, em với Băng Tâm rủ nhau ra vườn hoa đi dạo. Hai đứa đang chăm chú ngắm nhìn những đóa hồng nhung vừa mới hé nở và những con bướm nhiều màu đang bay lượn quanh khóm hồng. Đột nhiên nghe tiếng gọi: “Phương Thảo! Lại đây mình cho cái này, tuyệt lắm!” em cùng với Băng Tâm bước đến: “A! Trang Nhung hả! Bạn đi với ai đấy?”, “tớ đi một mình”. Vừa nói Trang Nhung vừa mở chiếc khăn mùi soa gói ba cái bông hồng khoe: “Cả công viên, mình chỉ chọn được ba bông này thôi, hai bạn thấy có đẹp không?” Em nhìn Băng Tâm, Băng Tâm nhìn em. Cả hai đứa chưa biết nói sao, thì Trang Nhung lại giục: “Đi, đi nào! Chúng mình lùng sục xem còn có bông nào đẹp nữa thì hái nốt”. Em vội ngăn lại: “Đừng Trang Nhung, ai cũng làm thế thì chả mấy chốc vườn hoa sẽ hết sạch còn gì để mà ngắm nữa!” Thấy vẻ mặt Trang Nhung gợn buồn một lúc rồi bỗng tươi tỉnh trở lại: “Ừ nhỉ. Thảo nói đúng. Cảm ơn Thảo đã nhắc nhở mình!” Trên đường về, em thấy lòng mình vui, vì đã làm được một việc tốt.

Bài làm 3

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nựợp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường. 

Bài làm 4

Hôm ấy là một ngày đẹp trời lại là ngày nghỉ học, em cùng với Việt Hà rủ nhau ra công viên hóng mát. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn trai cùng lớp. Đó là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo “Nhi Đồng” và “Khăn quàng đỏ”. Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có mấy ông chích (ống kim tiêm). Độ lấy que hất ra ngoài rồi nói: “Có lẽ đây là mấy ống chích của mấy người ghiền xì ke đây”. Em suy nghĩ một lát rồi đề nghị: “Tụi mình về nhà lấy que gắp, rồi ra đây chúng mình đi khắp công viên gom lại bỏ vào thùng rác đi. Để thế này nguy hiểm lắm! Mọi người đều đồng ý. Sáng đó, chúng em gom được một bọc, ước chừng vài chục ống chích, đem bỏ vào thùng rác. Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường.

Bài làm 5

Sáng ấy, mọi người trong khu phố không hiểu sao tụi nhỏ lại ra đường sớm thế. Trên tay đứa nào đứa nấy đều cầm một cái chổi và que gắp tập trung ở đầu ngõ. Bác Hải, trưởng khu phố đi ngang qua hỏi: “Các cháu làm gì mà đứng ở đây?” Em nhanh nhẹn trả lời bác: “Tối qua, chúng cháu hẹn nhau sáng nay ở đây để làm vệ sinh khu phố bác ạ!” “Ồ, các cháu giỏi quá! Bác có lời khen. Nhớ cẩn thận đừng để xảy ra tai nạn nhé!” Trên con đường vào khu phố của chúng em dài chừng l00m, đứa dùng que nhặt các bịch mủ, đứa cầm chổi quét vun rác lại từng đống một, bỏ vào các thùng rác, vừa làm vừa nói chuyện thật rôm rả. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, con đường đã sạch bóng. Các cô các chú đi ngang qua, ai cũng buông một lời khen: “Tụi nhỏ ngoan thật!” Đứa nào, đứa nấy nhìn nhau mỉm cười sung sướng.



 

19 tháng 9 2017

- Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước:

- Góp công, góp của xây dựng đường sá, cầu cống,...

-  Giữ gìn vệ sinh, trật tự đường phố, xóm làng.

- Trồng cây, trồng hoa, bảo vệ môi trường.

- Vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới.

kho nên dăng những bài kho liên quan đaến toán

5 tháng 10 2016

1. 

Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, vua nắm mọi quyền hành , bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng thể hiện ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình.

2. 

Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta :

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

3. 

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.

5 tháng 10 2016

4. 

Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

5.

Vì : 

Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".

6.

Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.

16 tháng 10 2018

bạn nên lên Wikipedia tìm hiểu nhé ! Chứ nước ta có quá trời vua (mình thích lịch sử triều Trần) lần sao dc hả bạn?

29 tháng 10 2019

Nguyên nhân do con người khai thác rừng bất hợp pháp ,buôn bán gỗ quý,không bảo vệ rừng,hiệu ứng nhà kính nóng lên ,các trận mưa axit,sạt lở đất ,dịch bệnh ở cây phát sinh .....(nhìu lắm viết khong hết )

Biện pháp trồng cây gây rừng ,phủ đòi trọc,khuyến khích mọi người bảo vệ rùng, nhiêm cấm chặt phá cây rừng....

29 tháng 10 2019

nhìu lắm nhung ko viết hết được mong thông cảm