K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2022

tham khảo:

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong số những truyện ngắn đầu tay của nhà văn nữ Lê Minh Khuê. Đường Trường Sơn và những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội lái xe đã thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học thời kì này. Nhưng “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê vẫn có nét đặc sắc riêng.

Đoạn kết truyện tả cơn mưa đá ở Trường Sơn được xem là đoạn hay nhất. Đó là đoạn thơ bằng văn xuôi vừa miêu tả chân thực cơn mưa đá vừa gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định – cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom. Truyện được viết vào năm 1971, giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Đoạn trích kể lại chuyện Nho bị thương trong lúc làm nhiệm vụ, Phương Định chăm sóc cho Nho chu đáo. Một cơn mưa đá bất ngờ ập xuống, các cô gái thanh niên xung phong hồn nhiên đón nhận. Mưa tạnh, Phương Định thả hồn mình về với góc phố nhỏ bình yên ngay trong lòng Hà Nội, cô nhớ nhà, nhớ mẹ… Nỗi nhớ thật dịu êm.

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích qua hình cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện, từ đó cho thấy vẻ đẹp khác ở Phương Định. Bên cạnh lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, yêu thương đồng đội, Phương Định còn là một cô gái giàu cảm xúc, tâm hồn dịu dàng, trong sáng.

Cơn mưa đá đến bất ngờ sau khi các cô gái trẻ vừa hoàn thành nhiệm vụ phá bom và một trong các cô bị thương. Vậy mà, họ đón nhận mưa đá bằng sự háo hức, hồn nhiên như trẻ thơ. Cơn mưa đá được miêu tả hết sức chân thực với hình ảnh quen thuộc: một đám mây kéo qua cửa hang. Một đám nữa bay ngày càng nhiều. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông quật xuống những cành khô cháy. Lá bay loạn xạ. Cát bay lên,…

Câu văn ngắn, nhịp nhanh, nhiều động từ mạnh tạo ấn tượng một cơn mưa ào đến nhanh, bất ngờ. Nhưng đây không phải cơn mưa bình thường mà là mưa đá nên có “tiếng lanh canh”, “có cái gì sắc, xé không khí ra từng mảnh vụn”. Nhà văn miêu tả thật sinh động, chân thực cơn mưa đá giữa rừng Trường Sơn qua cách nhìn, cách cảm của nhân vật chính.

Dường như bom đạn, chiến tranh, máu đổ, hi sinh… đã lùi xa, đã biến mất. Chỉ còn có cơn mưa đá bất ngờ, khiến các cô gái thanh niên xung phong quên hết hiểm nguy, trở lại bản tính gốc của những người trẻ tuổi. Phương Định thì kêu to lên “Mưa đá! Cha mẹ ơi ! Mưa đá!”. Cô chạy ra, chạy vào “vui thích cuống cuồng”. Đến Nho đang bị thương mà cũng nhỏm dậy xòe tay ra xin mấy viên đá.

Cơn mưa gợi về miền tuổi thơ trong sáng, êm đềm; mưa đá đã đưa cô về với dòng sông kỉ niệm. Nỗi nhớ thật mông lung, góc phố nhỏ bình yên trong lòng Hà Nội. Nơi có mẹ, có hoa công viên, có con đường loang loáng nước sau cơn mưa, cô gái nhớ cả tiếng rao của bà bán xôi, nhớ những quả bóng sút vô tội vạ của những đứa trẻ và cả những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Mỗi chi tiết trong nỗi nhớ ấy gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu thần tiên, ngọt ngào bên mẹ, bên cạnh bạn bè, những con người thân quen yêu dấu… mà cô đã tạm rời bỏ để lên đường tham gia chiến đấu. Tính đến nay đã bốn năm, góc quê ở trong tim các cô gái trẻ cứ thao thức, bồi hồi. Cái khốc liệt của bom đạn không làm tâm hồn các cô bị chai sạn, điều mà chiến tranh không thể hủy diệt được ở tuổi trẻ Việt Nam là đây.

Nhà văn Lê Minh Khuê đã rất khéo léo khi xây dựng hai không gian đối lập để rồi ở mỗi không gian trong câu chuyện kể, nhân vật lại hiện ra với những vẻ đẹp đáng quý. Ngoài mặt đường bom đạn ác liệt, khi làm nhiệm vụ, Phương Định và đồng đội rất kiên cường dũng cảm. Khi trở về hang, không gian bình yên, các cô trở lại bản tính con gái – dịu dàng, nữ tính, giàu cảm xúc, mộng mơ…

Hình ảnh những ngôi sao xuất hiện trong nỗi nhớ Phương Định “Mà tôi nhớ một cái gì đây, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố ”làm sáng thêm ý nghĩa nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”: Vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn thời đạn bom.

3 tháng 3 2016

Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất n­ước đứng lên còn trư­ờng tồn cho đến hôm nay”. 

Cụ như­ một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thư­ớc như­ xư­a, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ng­ược, ở trần, ngực căng như­ một cây xà nu lớn. Một con ng­ười trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.

Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói đ­ược). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, c­u mang đùm bọc, tình nghĩa.

Cụ Mết là khuôn mẫu của ng­ời già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu n­ước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con ng­ười có nhiều phẩm chất đáng quý.

Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm đ­ược giác ngộ cách mạng, một con ng­ười gan góc, trung thực.Dũng cảm, kiên c­ường, trung thành với cách mạng.

Ngoài tình thư­ơng vợ con, Tnú còn là ngư­ời nặng tình với buôn làng.

Tnú cũng chịu bao đau thư­ơng d­ưới bàn tay tội ác của kẻ thù.

Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.

Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.

Một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp.

Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, t­ượng tr­ng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.

Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sĩ nhục của cả cộng đồng. "Chiến thắng Mtao Mxây" là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung hãn và cũng có sức mạnh phi thường ko kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng Sát hung bạo, du kiêu căng ngạo mạn nhưnng cũng phải e dè sự hiện diện của Đăm Săn. Hình ảnh Đăm Săn cùng những người bạn đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với "khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp" cùng khí thế hừng hực " Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường". Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng, tư thế ấy lại gắn liền hành động thánh thức "chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào" hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù Mtao Mxây cũng rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp sợ trc Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát " đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé". Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đường hoàng của mình: " Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đát, ta cũng ko thèm đâm nữa là!".

Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa 2 tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng đc chứng kếin màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được chứng minh bằng " tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như tiếng mướp đập vào nhau", còn Đăm Săn đã dập tắt khí nhuệ của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh áy ngang sức mạnh của tự nhiên: " Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh... nghiêng ngả". Lần múa khiên thứ hai của cháng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt lên Mtao Mxây. Sức mạnh của Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ H Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực chàng tăng lên gấp bội.

Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối wan hệ với lực lượng siêu nhinê. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giap của Mtao Mxây. Khi không còn giáp sát, hắn thật thảm hại và hèn nhát. Đăm Săn kết liễu kẻ thù trong sự cầu xin 1 cách nhục nhã của Mtao Mxây. Đòi lại danh dự, giành lại được vợ, chính nghĩa đã thuộc về Đăm Săn. Chiến thằng được tôn vinh cùng việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dan làng, tôi tớ của Mtao Mxây. Hình ảnh trong sử thi đc mô tả với quy mô hoành tráng: mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiên núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có 1 tiệc mừng chiến thắng thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu như 1, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: " Hãy đi lấy rượu bắt trâu! ... Rượu bảy ché, trâu 7 con ... ko còn ai bì kịp.". Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình cho đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống ... không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi so sánh chàng ngang sức manh thần linh: "Oai linh đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây". Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này đc mô tả phóng đại và như 1 điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: "Và người ta bàn tán không ngừng... trong lòng mẹ". Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi người anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến như thế.

19 tháng 11 2021

Tham Khảo 
    Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người.  Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn...
Đọc tiếp

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên. Ngân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước mày, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ, cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước Chuyên-du, mà ở trong tiêu tường vậy.

0
29 tháng 12 2017

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

     + Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

     + Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

     + Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

Câu 1: Xác định thể loại, ngôi kể văn bản, “Nguồn gốc con khỉ”? Nhân vật cô gái thuộc kiểu nhân nào trong cổ tích?Câu 2: Xác định Thể loại, phương thức biểu đạt, Nhân vật chính trong văn bản “Sự tích sông Công, núi Cốc”Câu 3: Nêu những chi tiết kì ảo trong truyện “Sự tích con khỉ”, chi tiết ấy có ý nghĩa gi?Câu 4:  Nêu những chi tiết kì ảo trong truyện “Sự tích sông Công, núi Cốc”, chi tiết ấy có ý nghĩa gi?Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Xác định thể loại, ngôi kể văn bản, “Nguồn gốc con khỉ”? Nhân vật cô gái thuộc kiểu nhân nào trong cổ tích?

Câu 2: Xác định Thể loại, phương thức biểu đạt, Nhân vật chính trong văn bản Sự tích sông Công, núi Cốc”

Câu 3: Nêu những chi tiết kì ảo trong truyệnSự tích con khỉ, chi tiết ấy có ý nghĩa gi?

Câu 4:  Nêu những chi tiết kì ảo trong truyệnSự tích sông Công, núi Cốc”, chi tiết ấy có ý nghĩa gi?

Câu 5: Ý nghĩa truyện “Nguồn gốc con khỉ”

Câu 6: Ý nghĩa truyện Sự tích sông Công, núi Cốc”?

Câu 7: Nêu cảm nhận về nhân vật nàng Công  trong truyện Sự tích sông Công, núi Cốc”?

Câu 8: Nêu cảm nhận về nhân vật cô gái trong truyện “Nguồn gốc con khỉ”

Câu 9: Tóm tắt văn bản “ Sự tích con khỉ” bằng lời văn của em

1
4 tháng 5 2023

hoat dong tn do ai lam dc het tui cho 5 sao

 

16 tháng 4 2022

Tham Khảo:

Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảmtinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ.

16 tháng 4 2022

tham khảo

Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ.