K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2022

tham khảo link:https://hoidapvietjack.com/q/1098334/a-neu-cau-tao-va-nguyen-li-lam-viec-cua-bong-den-soi-dot-huynh-quang-compact-led

8 tháng 5 2022

không nhấn vào được bạn ơi

 

Câu 1:Vật liệu kĩ thuật điện được chia làm ba loại là:

– Vật liệu dẫn điện.

– Vật liệu cách điện.

– Vật liệu dẫn từ.

Đặc điểm:

- Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện chạy qua được
- Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt

- Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua
- Các vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn có đặc tính cách điện tốt

- Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua
- Vật liệu dẫn từ thường dùng là thép kĩ thuật điện (amico,ferit, pecmaloi) có đặc tính dẫn từ tốt

Câu 2:

* Đèn sợi đốt:

-Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng

-Đặc điểm:

+Phát ra ánh sáng liên tục

+Hiệu suất phát quang thấp (khi đèn làm việc, chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng phần còn lại tỏa nhiệt)

+Tuổi thọ thấp (chỉ khoảng 1000 giờ)

* Đèn ống huỳnh quang

-Nguyên lí làm việc Khi đóng điện hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực tạo ra tia tử ngoại , tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phát ra ánh sáng

-Đặc điểm:

+Hiện tượng nhấp nháy

+Hiệu suất phát quang cao (khi đèn làm việc khoảng 20% đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt.Hiệu suất phát quang cao gấp khoảng 5 lần đèn sợi đốt)

+Tuổi thọ cao ( khoảng 8000 giờ)

+Cần mồi phóng điện (vì khoảng cách giữa 2 điện cực của đèn lớn nên cần mồi phóng điện.Người ta dùng chấn lưu điện cảm và tắc te, hoặc chấn lưu điện tử để mồi phóng điện)

Câu 3:-Ưu điểm (bóng đèn huỳnh quang):

+Tuổi thọ cao ( 13000 giờ)

+Giá thành hợp lý (>10000)

+Phát sáng tốt.

+Tiêu thụ ít điện năng ( 15 W )

-Ưu điểm ( bóng đèn sợi đốt ):

+Không gây mỏi mắt.

+Không gây độc hại cho sức khỏe.

-Nhược điểm( bóng đèn huỳnh quang):

+Ánh sáng gây mỏi mắt.

+Chỉ vỡ sẽ gây độc hại cho sức khỏe.

-Nhược điểm ( bóng đèn sợi đốt):

+Sử dụng nhiều điện năng hơn (60W)

Câu 5:

+ Cấu tạo : gồm 2 bộ phận chính là Stato và rô to :

- Stato gồm lõi thép và dây quấn

*Lõi thép được làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc các rãnh để quấn dây điện từ

* Dây quấn làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép

- Rô to: gồm lõi thép và dây quấn

* Lõi thép làm bằng lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh

* Dây quấn rô to kiểu lồng sóc gồm các thanh dẫn đặt trong rãnh của lõi thép nối với nhau bằng vòng ngắn mạch

Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, sẽ có sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng chạy trong dây quấn rô to , tác dụng từ của dòng điện làm cho rô to động cơ quay

Câu 6:

*Nguyên lý:

Chúng ta cắm điện nguồn vào lúc này quạt vấn chưa chạy và bạn cần phải bật số bằng công tắc nhấn hoặc dùng điều khiển từ xa tùy vào từng loại quạt khác nhau.

Nếu bạn nhấn số 1 lúc này quạt sẽ quay số 1, nhấn số 2 quạt sẽ quay số 2, số 3 quạt sẽ quay số 3 ..Nhấn túp năng quạt sẽ quay sang phải và sang trái.

Thường động cơ điện sẽ có 3 số nên trong động cơ điện cũng được quấn làm 3 cuộn chạy gồm 3 dây và 1 dây tụ, 1 dây chung cấp nguồn trước cho máy.

Khi bật số công tắc sẽ thông và cho điện vào số tương ứng bạn bật và lúc này quạt sẽ quay với sức gió tương ứng với nhà sản xuất đã đặt ra.

Khi bạn nhấn túp năng lúc này điện 220v sẽ cấp cho động cơ quay bên trong làm cho quạt chuyển dộng quay sang trái và sang phải liên tục.

* Để nói về cấu tạo của một chiếc quạt thì chúng ta có thể nói đây là một thiết bị điện rất đơn giản và được cấu tạo như sau:

Phần vỏ nhựa bạn nhìn bằng mắt thường cũng thấyLồng cánh quạt để bảo vệ chúng ta không va vào cánh khi quạt chạyCánh quạtĐộng cơ quạtBọ điều khiển quạt bằng bo mạch hoặc bằng công tắcĐộng cơ quay sang phải sang trái(Túp năng) Công tắc cho động cơ quay sang phải, trái.Tụ điện ( tụ kích cho động cơ quạt)Dây điện nguồnĐiều khiển từ xa ( có loại có loại không)

 

21 tháng 3 2022

thamkhao\

Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp (hay đèn ống) gồm điện cực (wolfram)  vỏ đèn phủ một lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là phosphor). Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân  khí trơ (neon, argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.

Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô) và tắc te (chuột bàn)

14 tháng 2 2019

- Sơ đồ cấu tạo:

Giải bài tập Công nghệ 11 | Giải Công nghệ 11

Nguyên lí làm việc: Khi động cơ 1 làm việc, nếu li hợp 2 đóng, momen quay sẽ được truyền từ động cơ 1 qua hộp sô 3, truyền lực các đăng 4, truyền lực chính và bộ vi sai 5 tới bánh xe chu động 6 làm xe chuyển động.

5 tháng 4 2021
1, Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì:

Sơ đồ cấu tạo của động cơ xăng 2 kì

1- Bugi

2- Pit-tông

3- Cửa thải

4- Cửa nạp

5- Thanh truyền      

6- Trục khuỷu

7- Cạc te

8- Đường thông cạc te vói cửa quét

9- Cửa quét

10- Xi lanh

2, Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì

a. Kì 1

- Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xi lanh xẩy ra các quá trình cháy dãn nở, thải tự do, quét và thải khí.

- Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT (H 21.4a), khí cháy có áp suất cao đẩy pit-tông

- Đi xuống làm trục khuỷu quay và sinh công, quá trình cháy dãn nở kết thúc khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét 3 (H21.4b).

- Từ khi pit-tông mở cửa thải cho đển khi bắt đầu mở cửa quét (H 21.4c). Khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải thoát ra ngoài, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thải tự do.

- Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi tới ĐCD (H 21.4d) hoà khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài, giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét thải khí.

- Đồng thời khi pit-tông đi xuống đóng cửa nạp cho tới khi pit-tông đến ĐCD, hoà khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ hoà khí tăng lên.

- Pit-tông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét nên hoà khí trong cacte có áp suất cao.

b. Kì 2:

- Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi  lanh diễn ra các quá trìng quét-thải khí, lọt khí, nén, và cháy-dãn nở.

- Lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn mở (H21.4d) hoà khí có áp suất cao từ cạcte  qua đường thông 8 và cửa quét 9 vẫn tiếp tục đi vào xi lanh. Khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài. Quá trình quét thải khí chỉ kết thúc khi pít-tông đóng cửa quét (H21.4e)

- Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải (H 21.4g) thì một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.

- Từ khi pit-tông đóng cửa thải tới khi đến ĐCT (H 21.4a) quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2 bugi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí. Quá trình cháy bắt đầu.

- Khi pit-tông đi từ ĐCD lên đóng cửa quét và cửa nạp vẫn còn đóng → áp suất trong cạcte giảm, pit-tông tiếp tục đi lên mở cửa nạp 4, hoà khí trên đường ống nạp đi vào cacte nhờ sự chênh lệch áp suất.