K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2022

TK:
Bài 1 
 

Đối với học sinh, trường học không chỉ là nơi học tập, mà còn giống như một mái nhà. Ngôi trường Tiểu học là nơi tôi cảm thấy yêu thương và gắn bó.

Trường của tôi đã có hai mươi năm tuổi. Cổng trường rất to, gồm một cổng chính và một cổng phụ. Bên trong sân trường được lát gạch, rất sạch sẽ. Các bồn cây dưới trên sân trường được xếp thẳng hàng. Trường học gồm ba dãy nhà. Những dãy nhà được sơn màu vàng, mái ngói màu đỏ. Đối diện thẳng với cổng trường là dãy nhà hiệu bộ. Trong các phòng học có đầy đủ trang thiết bị học tập.

Dưới mái trường thân yêu, tôi đã trải qua những ngày tháng học tập thật bổ ích. Đặc biệt nhất là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Tôi thức dậy thật sớm. Ông nội là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy háo hức, nhưng cũng đầy lo lắng. Ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Trong ấn tượng của tôi lúc đó, ngôi trường thật to lớn. Trên sân trường có rất đông các bạn học sinh. Tôi được ông đưa đến lớp học. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Hình ảnh cô giáo xinh đẹp, dịu dàng vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.

Sau nhiều năm học gắn bó, tôi cảm thấy càng thêm yêu ngôi trường. Từng góc sân trường, trên những chiếc ghế đá và cả mỗi phòng học đều ghi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm. Bài học đánh vẫn đầu tiên mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Những giờ ra chơi sôi động sau tiết học vất vả. Tiếng trống tựu trường sau ba tháng hè. Cả những mùa chia tay với hàng phượng vĩ rực rỡ, tiếng ve râm ran. Tất cả thật đáng trân trọng và giữ gìn.

 Bài 2

“Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy…”

(Bụi phấn)

Khi nghe bài hát này này, tôi lại cảm thấy bồi hồi. Tôi nhớ về mái trường cấp hai thân yêu với những kỉ niệm thật đẹp đẽ.

Ngôi trường được xây dựng được hơn mười năm. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Cổng trường rộng lớn, uy nghi. Bên trong, các dãy nhà được sơn màu vàng, với mái ngói đỏ tươi. Các phòng học bên trong đều được trang bị đầy đủ thiết bị.

Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Dưới sân trường, chúng tôi đã có những giờ giải lao thật bổ ích, cùng với những kỉ niệm vui vẻ bên bạn bè.

Kỉ niệm về ngày khai trường đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Ngôi trường vào ngày khai giảng hôm đó đối với tôi thật khác lạ. Sân trường được quét dọn sạch sẽ và được phủ đầy các hàng ghế dành cho học sinh. Sau tiết mục chào cờ, lần lượt là những lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Lời dặn dò cố gắng học tập của thầy tôi vẫn ghi nhớ.

Dưới mái trường này, chúng tôi đã được các thầy cô dạy dỗ nên người. Hình ảnh cô giáo chủ nhiệm luôn ân cần, quan tâm. Hay cả những giờ giải lao cùng bạn bè vui chơi. Lớp học đã trở thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Những người bạn thân thiết đã gắn bó cùng nhau suốt bốn năm liền với thật nhiều kỉ niệm vui buồn.

Đối với tôi, mới chỉ gắn bó hơn một năm, nhưng mái trường thân yêu đã trở thành ngôi nhà thứ hai. Tôi mong sau mỗi ngày đến trường sẽ có thêm thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ hơn.
CHúc bạn thành công...... Còn lại bạn tự vít nha

15 tháng 5 2022

Tham Khảo:
-Đoạn văn về thói vô trách nhiệm:

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sữa lỗi khi phạm sai lầm... Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
-Đoạn văn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại, truyền thống đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động thật đơn giản mà ý nghĩa. Thế hệ trẻ cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trong tương lai có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Là một công dân toàn cầu, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là cần thiết, nhưng vẫn phải trên cơ sở giữ gìn được những nét truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng cần có lòng quyết tâm, kiên trì bảo vệ đất nước trước mọi nguy hiểm như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Mỗi người trẻ cũng cần tránh xa những lối sống ích kỉ, thực dụng để rồi có những việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về đức tính giản dị trong đời sống:

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí. Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng. Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món. Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào. Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản. Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa. Mọi người ơi, chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản. Một tấm gương trong lối sống giản dị. Sống giản dị không chỉ là thể hiện của sự văn minh mà còn là lối sống cho tương lai phát triển bền vững. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
-Đoạn văn về công dụng của văn chương:

      Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của văn chương đối với đời sống tâm hồn con người, Hoài Thanh - cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương". Những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương:" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng". Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.Văn chương nâng cao nhận thức, làm phong phú tâm hồn con người. Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống trên trái đất này.

 


 

 


 

27 tháng 5 2023

- Tích cực tham gia giao thông có văn hoá -> Nâng cao tinh thần và trách nhiệm của người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho mọi người.

- Thực hiện tốt "Tuần lễ đọc sách" -> Nâng cao văn hoá tự học và tự đọc của học sinh, tạo thói quen tốt.

v.v.v..

3 tháng 2 2023

Truyền thống trường có thể là tham gia những kì thi nào hằng năm, truyền thống hiếu học, truyền thống tài năng, truyền thống chọn thủ lĩnh,...

3 tháng 2 2023

Việc mà cần làm tìm hiểu về những truyền thống đó ở các mặt tích cực và hạn chế, tìm cách tham gia duy trì phát huy và sáng tạo đổi mới.

26 tháng 9 2021

1. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Nhìn từ nguồn gốc dân tộc và vị thế địa chính trị, văn hóa của Việt Nam là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa. Vì vậy, ngay từ buổi bình minh lịch sử, khai thiên lập địa, dân tộc này luôn ý thức được rằng, muốn tồn tại và phát triển phải luôn chung sức, đồng lòng, cố kết dân tộc. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, việc tập hợp, đoàn kết và huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia là chìa khóa chủ yếu dẫn tới thắng lợi. Toàn dân đoàn kết trở thành giá trị truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công.

Đoàn kết dân tộc xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, sức mạnh đoàn kết đó bắt nguồn từ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, một lần nữa truyền thống đoàn kết toàn dân tộc lại kết thành làn sóng mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức, đồng lòng, chung sức cùng Đảng, Chính phủ thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng cả hệ thống chính trị của đất nước đã vào cuộc, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc” vừa qua.



xin dc k

26 tháng 9 2021

2. Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với tự nhiên và địch họa, nhân dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.

Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không chỉ là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch Covid – 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên, các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.

Đối với đồng bào bị mắc kẹt ở các nước có dịch, nhiều chuyến bay từ Việt Nam đã sang đón họ trở về quê hương với phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con. Đó là nghĩa đồng bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân và những khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý nghĩa và nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong trận chiến phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; tạo động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng và dân cùng ý chí”. Điều đó được thể hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?Câu III  a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.0,25b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.0,25c. Trình bày nội dung theo...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng), nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Là một học sinh, em cần phải làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc?

Câu III

 

 

a.  Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề của đoạn: nghị luận về truyền thống yêu nước của dân tộc.

0,25

c. Trình bày nội dung theo nhiều cách, theo các gợi ý sau:

 

* Mở đoạn: Khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay.

* Thân đoạn:

- Trình bày được truyền thống yêu nước của dân tộc  qua các chặng đường lịch sử.

- Những điều học tập được từ thế hệ đi trước.

* Kết đoạn: Bản thân sẽ phát huy truyền thống yêu nước.

0,5

 

 

0,5

 

0.5

 

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ trong cách diễn đạt.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảo bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

 

0
2 tháng 5 2022

giúp em với

3 tháng 4 2022

REFER

Khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường,chúng ta cần:

+Chăm chỉ học tập,chú ý nghe giảng bài,thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy

+Vâng lời ông bà,cha mẹ

+Tham gia các hoạt động xã hội về Đảng Cộng sản Việt Nam

+Tuyên truyền cho mọi người về truyền thống tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3 tháng 4 2022

k vứt rác bừa bãi còn nhiều tự làm đi lười rep quóa =))))