K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2020

Câu thơ mở đầu thay cho một lời chào, một lời giới thiệu về hành trình của những đứa con từ miền Nam ra Hà Nội thăm Bác Hồ kính yêu.(1) Cách xưng hô “con -Bác” của người Nam Bộ gợi đến những tình cảm rất thân thương và gần gũi.(2) cho thấy mối quan hệ giữa Bácnhững đứa con tựa như tình cha con ruột thịt.(3) Từ “thăm”- một cách nói giảm nói tránh, như giấu đi, nén lại cảm xúc đau thương mất mát không thể nào bù đắp được của cả dân tộc.(4) như nói rằng Bác còn sống mãi với non sông đất nước, còn sống mãi “như trời đất của ta”, trong “từng ngọn lúa mỗi nhành hoa” (Tố Hữu).(5) Để đến khi nhà thơ đã đứng trước lăng, hình ảnh “hàng tre bát ngát” dần hiện ra trong sương mờ buổi sớm, đó là hình ảnh tả thực, hình ảnh của quê hương thân thương, yên bình, gần gũi luôn ở bên Người.(6) Câu cảm thán đầy ngỡ ngàng xuất hiện: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”- hàng tre ẩn dụ cho người dân đất Việt, biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.(7) Ta đã trải qua bao “bão táp mưa sa”- thành ngữ chỉ muôn vàn khó khăn gian khổ - để dành được độc lập, để rồi lại về đây, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của Bác, với đầy lòng cảm kính, biết ơn và xúc động.(8) có lẽ không chỉ con người, mà cả thiên nhiên, cả cây tre đã gắn bó với dân ta từ thời lập quốc, cây tre ngà trong tay thánh Gióng năm nào, cây tre đã bảo vệ bao thôn xóm, làng quê, cũng trở về, canh giữ cho Người giấc ngủ bình yên.(9) Nhờ vậy, lăngc hiện lên như một làng quê thân thuộc với những con người bình dị mà kiên cường, khiến nhà thơ không khỏi cảm phục, tôn kính.(10)

Sorry! Mình nghĩ hơi lâu

Trong bài có phép thế, phép lặp, phép nối… bạn tìm được chứ? Lười quá nên thôi

Nếu ko để mình làm lại

19 tháng 4 2017

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

20 tháng 6 2020

Gợi ý

Cảm xúc khi chuẩn bị từ biệt

- Cuộc chia ly lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả

+ Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị

+ Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời

+ Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác

+ Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ

- Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người

+ “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.


21 tháng 6 2020

cảm ơn ạ 😊😊😊

30 tháng 3 2022

REFER

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

30 tháng 3 2022

refer

 

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

24 tháng 6 2017

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

20 tháng 8 2019

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

14 tháng 3 2021

Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn