K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2022

Tham khảo
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.

Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.

29 tháng 3 2022

tham khảo

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

 

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

 

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

31 tháng 3 2022

Tham khảo:

undefined

1 tháng 4 2022

Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.

Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
đây nhé

Tham khảo :

Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

 

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.

7 tháng 3 2022

Ok bạn yêu

30 tháng 3 2023

tham khảo : 

Người ta thường nói: “ tình yêu tuổi mười bảy thường sâu đậm, đẹp nhẹ nhàng và cả đời không quên”. Đúng vậy, một mối tình ngây thơ, khờ dại tuổi học trò, một tình yêu tinh khiết và khờ dại tuổi học trò. Chắc có lẽ mỗi chúng ta đều trải qua tình yêu học trò ngọt ngào đấy một lần. Có người cho rằng tình yêu học trò không tốt, có người lại cho rằng nó là tình yêu trân thành nhất của con người. Vậy để hiểu do chúng ta cùng tìm hiểu xem tình yêu tuổi học trò nó đẹp như thế nào.

Tình yêu học trò là gì?

Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và đơn giản. Là thứ tình yêu ngộ nghĩnh nhất với những biểu hiện chân thành. Tình yêu tuổi học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng giúp nhau học tập, đợi nhau ở cổng trường mỗi khi tan ca, vui cười thoải mái cùng nhau dao trên đường quen thuộc, trong lòng luôn hân hoan một niềm hạnh phúc khó giải thích. Chỉ là những dòng thư viết vội vàng để trong ngăn bàn, rồi ai đó khẽ nở nụ cười tươi. Rồi hai người cùng nhau hẹn ước về tương lai xa xa…

Trong các nhà trường hiện nay, có rất nhiều đôi bạn trẻ đang yêu nhau. Có những bạn đang yêu rất đúng và tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau. Nhưng có nhiều đôi đang đưa nhau đi xuống,, học hành sa sút.

Khi bạn làm gì cũng luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, tình yêu cũng vậy nếu ai đủ thông minh và lí trí thì yêu rất là tốt. Tình yêu là một cảm xúc tâm lí xuất phát từ trái tim, khi bản thân biết rung động cũng chính là lúc tâm lí bản thân được hoàn thiện hơn. Tình yêu tuổi học trò giúp con người luôn vui tươi, vị tha và bỏ qua những điều khiến người ta khó chịu. Đồng cảm và thấu hiểu hơn những người xung quanh. Tự nhiên xung quanh họ cuộc sống trở thành màu hồng rực rỡ, đi đâu cũng thấy đẹp. Khi có người yêu, bản thân mỗi người biết tự chăm sóc bản thân mình hơn, lo lắng cho người khác nhiều hơn, thay đổi lối sống xấu và thay bằng lối sống tốt, suy nghĩ chín chắn người lớn hơn, thấy bản thân muốn ganh vác nhiều thứ hơn. Tìm thấy và quyết tâm thực hiện ước mơ hơn.

 

 

Trong học tập, có người bạn để khi vui hoặc buồn có thể chia sẻ, gặp phải những vấn đề không giải quyết có thể có lời khuyên từ người mình yêu quý. Giúp nhau học tập, cùng nhau giải bài toán hoặc viết văn, hướng dẫn cho nhau,làm đôi bạn cùng tiến trong học tập, luôn cố gắng học để người kia thấy sự cố gắng của mình. Tình yêu chính là nguồn động lực vô bờ bến, giúp người ta làm hết tất cả mọi việc trên đời một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, tuổi học trò mười mấy tuổi ấy, cái suy nghĩ nó còn quá trẻ con và ngây thơ, không đủ chín chắn để quyết định nên đã đi theo những con đường sai lầm. Ghen tuông, khờ dại không lành mạnh, dẫn đến những cãi vã, hiểu lầm rồi khóc, không ăn không ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bỏ bê việc học, và có những sự lựa chọn sai lầm, sa ngã vào các tiêu cực của xã hội. Trong cuộc đời này, có thể bạn thích họ, quý mến vì họ luôn học giỏi và đẹp trai có thể đó chưa chắc đã là tình yêu.

 

Nói chung lại, mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Cũng bởi vì thế mà đừng yêu, nếu để lí trí bị lấn áp bởi con tìm, để mối tình đầu khiến người ta ngậm ngùi và tiếc nối khi nhắc tới. Và hãy yêu, nếu trái tim nghe theo lí trí, giữ cho những rung động đầu đời thuần khiết, để mãi nhớ về như một hồi ức đẹp.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thị Nở

 

Tình yêu học trò có thể là tình yêu đầu đời nhưng sẽ đi cùng bạn đến hết đời. Cũng có thể là tình yêu mà mỗi khi nhắc đến phải bật cười và thẹn thùng. Tình yêu tuổi học trò rất đẹp, vì vậy đừng làm nó bị biến chất bằng những thứ phù phiếm của hiện tại.

Suy nghĩ về tình yêu tuổi học trò – Bài làm 3

Tình yêu-đó là đề tài muôn thuở và hấp dẫn.Tuy nhiên ở những thời kì khác nhau thì quan niệm về tình yêu lại mang những nét riêng khác nhau.Việc nghiên cứu về chủ đề này có một ý nghĩa quan trọng đối với tuổi trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện hơn sự biến đổi các quan hệ xã hội dưới tác động của nền kinh tế thị trường.Từ đó giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về tình yêu để xây dựng cho mình một nhân cách,một lối sống nhân văn.

“Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu…”

Vậy với chúng ta, những người đang trực tiếp trải nghiệm cuộc đời học sinh-đều ở độ tuổi 14 đến 17; Đây là lứa tuổi đẹp nhất của mỗi con người cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn. Trước mắt chúng ta là biết bao điều kì diệu đang diễn ra.Chúng ta luôn khát khao,tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ và sẽ được biết đến nhiều mối quan hệ xã hội mới mẻ và phức tạp hơn;Trong tất cả các mối quan hệ đó,quan hệ tình bạn,tình yêu luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Vì vậy có thể coi tình yêu là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của thanh thiếu niên,học sinh.Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng,năng lực tính cách,lối sống…của học sinh.Vậy trong bối cảnh xã hội đang biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc như hiện nay,học sinh chúng ta quan niệm như thế nào về tình yêu?Học sinh có nên yêu hay không?

Theo suy nghĩ của riêng mình thì: “không thể nói là học sinh nên hay không nên yêu được vì yêu ở giai đoạn nào,tốt hay xấu,hạnh phúc hay đau khổ phụ thuộc vào con người bạn và con người mà trái tim bạn hướng đến”.

Ai dám khẳng định là thời học sinh không nên yêu?-Mình khẳng định là trên 60% các bạn trẻ hiện nay khi qua thời học sinh đều ít nhất trải qua một cuộc tình.Và quả thực cảm xúc như thế nào thì chỉ có họ mới trực tiếp cảm nhận được. Nhưng phải thừa nhận rằng tình yêu thời học sinh nó vừa có cái gì đó chưa đủ độ chín,nhưng vừa có cái gì đó rất đẹp,rất đáng trân trọng.Bởi các bạn đến với nhau bằng tình cảm thật sự, gắn kết với nhau bằng chính những sẻ chia,những khó khăn,những đồng cảm theo đúng nghĩa “học sinh”. Hãy tạm thời đừng nói đến việc tình yêu có đâm hoa kết trái hay không,nhưng chắc chắn nó sẽ là những kỉ niệm dù đắng cay hay ngọt ngào thì cũng được gói gọn trong hai từ “rất đẹp”….Bởi khi ra trường, tình yêu của bạn khi đó sẽ không hề giản đơn như thế nữa mà ngược lại, nó sẽ mang dáng dấp của kinh tế, của địa vị, của danh lợi….của “một chỗ dựa an toàn hơn những chỗ dựa khác”…

Nhưng cũng không ai dám khẳng định nên yêu thời học sinh vì cũng có rất nhiều bất cập,nhất là lối sống có phần buông thả của nhiều bạn học sinh hiện nay,mà những hệ lụy của nó đôi khi lại vùi dập cả những tài năng.

Trở lại quan điểm của riêng mình,không có gì là xấu khi yêu thời học sinh cả, điều quan trọng là con người bạn, trước hết là chính bạn,bạn có đủ tự tin không, đủ nghị lực không,để có thể yêu nhưng vẫn làm tròn nghĩa vụ tiếp thu tri thức…

Có thể nói không mấy ai đã từng “mài đũng quần” suốt mấy năm trên ghế giảng đường Đại Học mà không có ít nhiều kỉ niệm yêu đương thời học sinh.Tất nhiên có người đủ dũng cảm bộc lộ tình cảm đó,có người thì do bản tính nhút nhát hay kín đáo sẽ chôn sâu những tình cảm đầu tiên ấy vào tận đáy con tim đến vài ba chục năm sau, khi mái tóc đã ngả màu muối tiêu, gặp nhau ở cuộc họp “đồng môn” mới nói ra được…Đã là con người thì ai chẳng có trái tim,sống trong một tập thể ngang tuổi nhau,lại cùng chung ước mơ lý tưởng, rất dễ nảy sinh tình cảm bạn bè,rồi từ tình bạn đến tình yêu thì không có gì lạ. Nếu tình yêu làm cho bạn tốt đẹp lên,động lực tình yêu làm cho sức học của bạn vượt trội lên hẳn lên,bạn có kế hoạch rõ ràng cho tương lai và đưa tình yêu đi vào quỹ đạo của nó, không cản trở việc học hành và chuẩn bị cho sự nghiệp lâu dài của bạn thì theo mình: tình yêu đó chẳng có gì phải né tránh. Sẽ thật vô lý nếu ai đó cấm học sinh không được yêu,bởi vì chúng ta là những người đã trưởng thành cả về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội.Cho nên vấn đề không phải là học sinh có nên yêu hay không mà cái đáng bàn ở đây là học sinh nên yêu như thế nào?….

31 tháng 3 2023

viết dài quá