K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2021

lên mạng là cs

29 tháng 3 2021

ko hỉu ?

27 tháng 9 2018

Hướng dẫn cách làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp của quê hương em hay nhất, lập dàn ý và bài văn mẫu về tả cảnh quê hương ngữ văn THCS

Có lẽ trong chúng ta, quê hương mang theo những vẻ đẹp rất riêng, nên thơ đằm thắm. Đó là nơi ẩn náu bình yên cho tâm hồn mỗi người. Vậy thì chắc chắn trong trái tim ta không thể nào thiếu được hình ảnh cảnh đẹp quê hương, mang dáng dấp hồn quê, tình quê tha thiết, sâu lắng. Những cảnh đẹp quê hương chính là một phần tươi đẹp trong kí ức ấu thơ của ta. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn tả cảnh đẹp quê hương lớp 6 nhé.
 

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Mỗi vùng quê sẽ có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau, đó đơn giản có thể là cảnh cánh đồng lúc, những ngọn núi đồi,
ruộng bậc thang


Trong bài này, các bạn cần miêu tả cảnh đẹp quê hương có cảnh thiên nhiên và gắn với hoạt động sống của con người. Tùy vào mỗi vùng quê và cảnh đẹp bạn miêu tả thì nội dung và dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây là bài tham khảo về tả cảnh đẹp quê hương là cảnh đẹp ở 1 vùng quê nông thôn thanh bình với những nét đẹp rất bình dị nhưng đầy chất thơ.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MẪU TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
1.MỞ BÀI: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, mê đắm .

2.THÂN BÀI:
-Tả khát quát về cảnh đẹp quê hương em.
-Tả hoạt động của mọi người trên đó.
-Kỉ niệm nhỏ của em gắn liền với cảnh đẹp quê hương làm em nhớ mãi.
-Cảm xúc của em về cảnh đẹp quê hương.

3. KẾT BÀI: Những cảnh đẹp quê hương đã làm giàu có tâm hồn thơ ngây của tôi.

BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG LỚP 6 1

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
 

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Dòng sông quê hương cũng có thể tạo nên 1 cảnh đẹp như tranh vẽ


BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG LỚP 6 2
Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

Hy vọng qua 2 bài văn mẫu tả cảnh ở trên bạn có thể tham khảo được nhiều ý hay và viết cho mình 1 bài văn mẫu tả cảnh quê hương mình thật hay và đạt điểm cao nhé

12 tháng 4 2022

Hông pé ơi

12 tháng 4 2022

chịu

đừng spam

20 tháng 11 2016

Possible của Tiffany Alvord

Image me without you

banhbanhbanhbanhbanh

26 tháng 11 2016

Nghe thử bài Love Paradise đi

Hay ghê

10 tháng 12 2016
 Chiều chiều ra đứng ngỗ sau Trông về quế mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
10 tháng 12 2016
  Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quế mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu
9 tháng 9 2018

8 + 9 = 17 

k mình nha bạn !

9 tháng 9 2018

8+9=17

mk  bt bạn ạ nhưng mk ko vào

21 tháng 2 2018

 Seve - Tez Cadey 

Viumbe vyote vya mungu wetu na mfalme wetu 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti 

Viumbe vyote vya mungu wetu na mfalme wetu 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 

Viumbe vyote vya mungu wetu na mfalme wetu 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni 
Pazeni 
Pazeni 
Pazeni 
Pazeni 
Pazeni 

Viumbe vyote vya mungu wetu na mfalme wetu 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti ili nasi mwimbe 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti 
Pazeni sauti

21 tháng 2 2018
có ai nhảy đc ko z
10 tháng 7 2020

1,quan tài.

2, Tháng 3 và tháng 4.

3, vì nó ko biết nấu chín thịt.

4, cái áo.

5, tem thư.

6, mở mắt.

7, câu cá.

8, không khí.

9,con này chồng lên con kia nên 1 con chỉ có 2 cái chân.

10,núi thái sơn.

12 tháng 7 2020

1.quan tài

2. tháng 

3. tại nó không biết nấu chín

4. là cái áo

5. là phong bì 

6. mở mắt

7. đang câu cá

8. đó là chữ và

9. con nàychồng lên con kia nên mỗi 1 con chỉ thấy 2 cái chân

10. núi thái sơn

10 tháng 12 2017

Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Hướng dẫn soạn bài

   Bố cục (đề - thực – luận – kết) :

   - Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.

   - Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.

   - Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.

   - Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   -“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.

   - “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.

   - “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.

   → Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.

   - Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.

Luyện tập

   Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.

P/s:Soạn ngắn

10 tháng 12 2017

Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:

    + Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)

    + Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...

    + Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.

Câu 1: Hai câu 1 – 2 vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.

Câu 2:

Hai câu 3 – 4 , tác giả tự ngẫm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm, phảng phất buồn đau mà không bi lụy. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường.

Câu 3: Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Bằng lối nói khoa trương, cặp câu 5 – 6 góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.

Câu 4: Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.

26 tháng 8 2016

Mk làm nha. Nhưng lần sau bạn nhớ chép đề đấy:

Đề: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở - 183 oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?

Giải:

Hóa lỏng khí nitơ và khí oxi bằng cách làm lạnh đến -200 độ C rồi để nguội. Do ni-tơ có nhiệt độ sôi là -196 độ, nhỏ hơn khí ô-xi (-183 độ C) nên ni-tơ sẽ sói và bay hơi trước; khí ni- tơ được chưng cất trong một cái bình khác. Còn ô-xi do sôi sau nên khi khí ni-tơ bay hơi hết thì chỉ còn lại ô-xi lỏng. Vạy là ta đã tách được ô-xi và ni-tơ riêng.

Chúc bạnh học tốt!hihi

 

26 tháng 8 2016

Cho mình xem đề bài thử đi bạn