K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

VIẾT BÀI VĂN VĂN TẢ LỄ HỘI CHÀO XUÂN Ở TRƯỜNG EMDÀN Ý:1.     Câu mở đầu:-Giới thiệu tên lễ hội, thời gian ở trường em: ...............................................................-Cảm nhận chung về lễ hội:...................................................................................................2.     Thân đoạn:-         Tả cảnh bao quát:+ Lễ hội như thế...
Đọc tiếp

VIẾT BÀI VĂN VĂN TẢ LỄ HỘI CHÀO XUÂN Ở TRƯỜNG EM
DÀN Ý:

1.     Câu mở đầu:

-Giới thiệu tên lễ hội, thời gian ở trường em: ...............................................................

-Cảm nhận chung về lễ hội:...................................................................................................

2.     Thân đoạn:

-         Tả cảnh bao quát:

+ Lễ hội như thế nào?...........................................................................................................

+ Mọi người chuẩn bị ra sao?....................................................................

-         Tả cảnh chi tiết

+ Sân trường: ....................................................................................... 

+ Bầu trời............................................................................................ 

+Mây..........................................................................................................

+ Nắng:................................................................................................

+ Gió:................................................................................................

+ Mặt trời:.................................................................................................

+ Tiếng chim:..................................................................................

+ Cây lá:................................................................................................

+ Các lớp học.................................................................................

+ Những đồ trang trí:...............................

+ Nhạc:.................................................................................................

+ Màu sắc:....................................................................................................

-         Hoạt động của người: (Lưu ý tả điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,giọng nói, dáng người… lựa chọn các chi tiết linh hoạt khi vận dụng vào viết bài văn)

+ Cô giáo làm những gì?:..................................................................

+ Các bạn trong lớp làm những gì?:............................................................

+ Em làm những gì khi tham gia lễ hội?.............................................................

3.Câu kết đoạn:

- Cảm xúc của em:....................................................................................

- Lợi ích của lễ hội:

0
18 tháng 3 2022

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào

- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.

- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…

- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu

7 tháng 12 2021

Tham khảo

Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

7 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

 

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

6 tháng 10 2019

Hội Vía Bà

   Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

   Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.

27 tháng 1 2018

Thế là thu đã đến mang theo bao điều kì diệu: những cơn gió heo may, những khóm cúc vàng tươi,... Nhưng có lẽ, điều kì diệu nhất khiến thu để lại dấu ấn không mờ trong lòng của lứa tuổi học trò đó là ngày tựu trường. Ngày tựu trường là ngày mà khiến người ta có cảm giác háo hức nhất, vui sướng nhất. Và với tôi, ngày khai giảng tuyệt vời nhất chính là ngày khai giảng năm nay tại trường THCS Phường 2 thân yêu.

Lễ khai giảng của trường tôi năm nào cũng được chuẩn bị vô cùng chu đáo từ các băng – rôn, khẩu hiệu đến các tiết mục văn nghệ,… Sân trường được trang hoàng bằng những lá cờ đỏ thắm, các khẩu hiệu in lớn trông vô cùng rực rỡ. Sự háo hức, bồi hồi hiện rõ lên khuôn mặt của từng học sinh và các thầy cô giáo. Trang phục của chúng tôi được thống nhất là áo trắng, quần xanh và thêm màu đỏ thắm của chiếc khăn quàng Đội. Còn các cô giáo thướt tha trong tà áo dài trắng giản dị mà vô cùng thanh lịch. Đến những thầy giáo thì trông thật lịch sự với bộ com – lê màu đen rất đẹp.Đúng bảy giờ, thầy tổng phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường long trọng bắt đầu. Mở màn là buổi lễ chào cờ .tất cả học sinh,thầy cô và các đại biểu đứng lên làm lễ. Không khí lúc này trở nên thật trang nghiêm. Bài hát Quốc ca, Đội ca vang lên rõ ràng mà thân thương biết mấy. Chúng tôi hát bằng cả trái tim mình, những lời ca dù không hay nhưng thật tuyệt vời.Kế tiếp chúng tôi nghe thầy giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Bài diễn văn của thầy ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy hào khởi, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới., giây phút mong chờ đã đến.thầy hiệu trưởng đã thay mặt cho các thầy cô, các đại biểu dóng lên hồi trống thân thương mà chúng tôi không được nghe trong ba tháng hè dài đằng đẵng. “Tùng! Tùng! Tùng!”Tiếp theo là chương trình văn nghệ gồm nhiều tiết mục với đủ thể loại: hát, múa,vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết tiết mục rất hấp dẫn này...
Buổi lễ kết thúc, tôi vẫn lang thang quanh trường. Suy nghĩ về một năm học mới, một nền giáo dục mới…Tôi sẽ cố gắng học tập trên ngôi trường thân thiết này.

K NHA

27 tháng 1 2018

Thế là hai tháng hè dài đằng đẵng, giờ đây chúng tôi lại được trở lại ngôi trường thân yêu để bắt đầu một năm học mới. Buổi sáng hôm nay thật đặc biệt. Bầu trời trong xanh hơn từng tiếng chim hót líu lo như muốn giục giã chúng tôi nhanh nhanh chân để cùng đến dự buổi lễ quan trong-buổi lễ khai giảng năm học mới. Năm nào cũng thế những cảm xúc trong tôi trong ngày khai giảng vẫn cứ thật mới mẻ. Trên đường tới trường, từng tốp từng tốp học sinh ríu rít như bầy chim non trò chuyện với khuôn mặt háo hức rủ nhau tới trường. Ngôi trường hôm nay trông đẹp quá. Ngoài cổng trường đã mắc băng rôn cùng với những chùm hoa chùm bóng và lá cờ đỏ sao vang bay phấp phới. Từng hàng ghế đỏ đã được xếp ngay ngắn trên sân trường trông cứ như sân trường đang trải một tấm thảm đỏ thắm. Các bạn trong đội danh dự đứng hai bên cổng trường tay cầm hoa và lá cờ nhỏ xinh vẫy chào mọi người. Đúng 7h30 buổi lễ khai giảng năm học mới được diễn ra. Cô hiệu trưởng lên tiếng khai mạc buổi lễ trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Sau đó là phần chào đón các em học sinh lớp 1. Tôi luôn luôn thích phần này nhất trong buổi lễ. Trong tiếng nhạc của bài hadt "Ngày đầu tiên đi học", các em học sinh như những chú chim non nớt với khuôn mặt rụt rè, có em mắt còn ướt htrên hàng mi long lanh giọt nước mắt e dè đi theo sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị đội danh dự. Cảnh tượng ấy thật hân thương khiến chúng tôi ai cũng thấy xúc động. Sau khi các em lớp 1 đã ổn định chỗ ngồi, cô hiệu trưởng tiếp tục buổi lễ bằng việc giới thiệu các vị khách quý đến tham gia buổi lễ và nêu lên các mục tiêu cũng như nhiệm vụ trong năm học mới. Chúng tôi ai chăm chú nghe cô nói nên không khí buổi lễ trở nên thật trang nghiêm. Trong chương trình khai giảng, có một số tiêdt mục văn nghệ đã được tổ chức. Những tiêdt mục đó được trình diễn rất đẹp và mang đày ý nghĩa. Buổi lễ khai giảng kêdt thúc bằng hồi trống dài vạng vọng như báo hiệu một năm học mới chính thức được bắt đaàu. Chúng tôi xếp ghế và trở về phòng học của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đơn chúng tôi và gphát cho chúng tôi những tờ khóa biểu cho năm học mới. Đối vơdi tôi, buổi lễ khai giảng vô cudng ý nghĩa. Nó khôg chỉ gợi cho tôi nhớ về những kỉ niệm về ngày đầu tiên dêdn trường mà nó còn như nhắc nhở tôi rằng một năm học mới đac bắt đầu, hhãy cố gắng để đaht được những mục tiêu tốt nhất trong năm học mới này nhé.

25 tháng 12 2022

loading...

25 tháng 12 2022

Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.

Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.

Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.

 
16 tháng 3 2022

Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người dân Bắc Ninh quê em lại náo nức tổ chức hội Lim- Lễ hội truyền thống của địa phương em. Vào ngày hội, mọi người đều diện lên mình những bộ trang phục đẹp để đi hội. Hội Lim có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị như: Kéo co, chọi gà, đấu cờ, đấu vật. Một hoạt động văn hóa khác được tổ chức ở hội Lim được đông đảo mọi người yêu thích, đó là hát quan họ. Tại bờ sông, các liền anh, liền chị hát đối đáp trên thuyền thu hút đông đảo khán giả thưởng thức. Trong những ngày tổ chức lễ hội, không chỉ có người dân ở địa phương em mà còn rất nhiều du khách từ những địa phương khác cũng về đây trẩy hội. Hội Lim là một ngày hội truyền thống, một nét đẹp văn hóa mà bất cứ người nào sinh sống trên quê hương Bắc Ninh đều cảm thấy yêu thích và tự hào.

16 tháng 3 2022

giúp e vs ạ