K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

1. Tự sự:

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em Tấm đi bắt tép.
+Có nhân vật : dì ghẻ, Tấm, Cám.
+Có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em
+Có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ, Tấm & Cám
+Có các câu trần thuật

2. Miêu tả:

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
(Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
Đoạn văn trên tả cảnh dòng sông trong một đêm trăng sáng.

3. Biểu cảm 

Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé )
Ví dụ:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)
Câu ca dao trên miêu tả cảm xúc nhớ nhung của một người đang yêu.
Lưu ý : các em có thể nhầm lẫn với phương thức tự sự trong đoạn văn sau :
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… ”
Đây là đoạn mở đầu truyện Chí Phèo của Nam cao, các em học sinh khối 10 chưa được học. Nội dung đoạn văn trên miêu tả hành động  Chí Phèo vừa đi vừa chửi. Có những câu miêu tả cảm xúc của chí phèo, nhưng các em đừng nhầm lẫn với phương thức biểu cảm .
Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại->> phương thức tự sự.
Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!->> câu này lại dùng phương thức biểu cảm, nhà văn nhập thân vào Chí Phèo để bộc lộ cảm xúc , nói hộ cảm xúc của nhân vật
Xem thêm tuyển tập đề đọc hiểu soạn theo cấu trúc mới tại link này : Đề đọc hiểu ngữ văn
 

4.  Thuyết minh

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút : có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc  hiểu rõ về đối tượng nào đó.
Ví dụ:
Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.
Hoa lan đã được người phương Đông tôn là « loài hoa vương giả » (vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là « nữ hoàng của các loài hoa »
Họ lan thường được chia thành hai nhóm : nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí.Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục ….
( Trích trong SGK Ngữ văn  lớp 10 )
Đoạn trích thuyết minh về hoa lan, nhằm mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về loài hoa này.

5. Nghị luận

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận : Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận
Ví dụ:
“Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.

6. Hành chính công vụ :

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
ví dụ : Giấy xin phép nghỉ học, đơn, hợp đồng,…
Phương thức hành chính công vụ thường không xuất hiện trong đề đọc hiểu nhé.
Như vậy các em đã phân biệt được 6 phương thức biểu đạt rồi nhé ! Trong đề thi nếu có câu hỏi : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản, thì các em chỉ cần nêu một phương thức chính. Nếu đề bài hỏi xác định phương thức biểu đạt hoặc những phương thức biểu đạt thì có thể trả lời nhiều phương thức.

1. Tự sự:

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )

2. Miêu tả:

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)

3. Biểu cảm 

Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé )

4.  Thuyết minh

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút : có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc  hiểu rõ về đối tượng nào đó.

5. Nghị luận

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận : Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận

6. Hành chính công vụ (ít khi sử dụng):

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

9 tháng 9 2019

SO SÁNH CÁC KI

ỂU VĂN BẢN

1. S

ự khác biệt của các kiểu văn bản.

-

T

ự sự: tr

ình bày s

ự việc

-

Miêu t

ả: Đối t

ư

ợng l

à con ngư

ời, vật, hiện t

ư

ợng tái hiện đặc điểm của

chúng.

-

Thuy

ết minh: Cần tr

ình bày nh

ững đối t

ư

ợng đ

ư

ợc thuyết minh, cần l

àm rõ v

b

ản chấ

t bên trong và nhi

ều ph

ương di

ện có tính khách quan.

-

Ngh

ị luận: B

ày t

ỏ quan điểm

-

Bi

ểu cảm: Cảm xúc

-

Đi

ều h

ành: Hành chính

2. Phân bi

ệt các thể loại văn học v

à ki

ểu văn bản

a. Văn b

ản tự sự v

à th

ể loại văn học tự sự.

-

Gi

ống: Kể sự việc.

-

Khác:

Văn b

ản tự sự: xét h

ình th

ức, ph

ương th

ức

Th

ể loại tự sự: Đa dạng, gồm: +Truyện ngắn

+ Ti

ểu thuyết

+ K

ịch

Tính ngh

ệ thuật trong tác phẩm tự sự:

-

C

ốt truyện

-

nhân v

ật

-

s

ự việc

-

K

ết cấu.

b. Ki

ểu văn bản cảm v

à th

ể loại trữ t

ình:

-

Gi

ống:

Ch

ứa đựng cảm xúc

tình c

ảm chủ đạo.

-

Khác nhau:

+ Văn b

ản biểu cảm: b

ày t

ỏ cảm xúc về một đối t

ư

ợng (văn xuôi).

+ Tác ph

ẩm trữ t

ình:

đ

ời sống cảm xúc phong phú của chủ thể tr

ư

ớc vấn đề

đ

ời sống

(thơ).

Vai trò c

ủa các yếu tố thuyết minh, mi

êu t

ả, t

ự sự trong văn bản nghị luận.

-

Thuy

ết minh: giải thích cho 1 c

ơ s

ở n

ào đó c

ủa vấn đề b

àn lu

ận.

-

T

ự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề.

-

Miêu t

ả:

BA KI

ỂU VĂN BẢN HỌC Ở LỚP 9.

H

ệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9.

Ki

ểu văn

b

ản

Đ

ặc điểm

Văn b

n thuy

ết

minh

Văn b

ản tự sự

Văn b

ản nghị luận

Đích (m

ục đích)

Phơi bày n

ội dung

sâu kín bên trong

đ

ặc tr

ưng đ

ối t

ư

ợng

-

Trình bày s

vi

ệc

Bày t

ỏ quan điểm

nh

ận xét đánh giá về

vai trò

Các y

ếu tố tạo

thành

-

Đ

ặc điểm khả

quan c

ủa đối

-

S

ự việc.

-

Nhân

v

ật

Lu

ận điểm, luận cứ,

d

ẫn chứng.

(Kh

ả năng kết

h

ợp) đặc điểm

cách làm

19 tháng 5 2021

Câu 11. Văn bản "Đêm nay Bác không ngủ" sử dụng phương thức biểu đạt gì? 

A. Miêu tả, nghị luận và tự sự. 

B. Tự sự và biểu cảm. 

C. Miêu tả và biểu cảm. 

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

19 tháng 5 2021

D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

1 tháng 9 2019

Cả hai nhận định đều đúng:

    + Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

    + Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

9 tháng 8 2021

Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống (nghị luận xã hội) hoặc về một tác phẩm văn học (nghị luận văn học). Phân tích trái sai, lợi hại.

18 tháng 8 2016

Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh

Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Biểu cảm là bộc lộ những tình cảmcảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải cóluận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấnđề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa

5 tháng 3 2022

Tham khảo:

Văn bản miêu tả: vẽ lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.

Văn bản tự sự: kể lại, thuật lại sự việc.

Văn bản biểu cảm: bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.

Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

Còn văn bản thuyết minh thì giới thiệu sự vật, hiện tượng; giúp cho người đọc hiếu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và có cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng đó.

5 tháng 3 2022

tham khảo

Trả lời: Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luậnthuyết lí như văn nghị luận.