K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

Hoa càng đẹp thì mọi người càng thích.

20 tháng 3 2022

hoa đào vừa đẹp và hoa đào là mọi người săn đón vào tết

23 tháng 5 2022

- Bạn của tôi ở đâu, tôi ở đấy.
Chủ Ngữ 1: Bạn của tôi
Văn Ngữ 1: ở đâu
Chủ Ngữ 2: tôi
Vị Ngữ 2: ở đấy

15 tháng 7 2023

1.Xanh lá, xanh dương, xanh biếc đều là những từ chỉ màu sắc.

2.Mái tóc đó mượt, óng ả và rạng ngời.

3. trời mưa nên trường em đã đổi lịch cho chuyến đi thăm quan.

Thấy đúng thì tick hộ mình với ạ <3

16 tháng 7 2023

ok nhé ! Cảm ơn bn

Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..
Ví dụ:
- Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).
- Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)
- Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).
- Quyển sách bạn tặng tôi rất hay (Quyển sách bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ - vị đóng vai trò làm chủ ngữ, quyển sách bạn: chủ ngữ/ tặng tôi: vị ngữ, quyển sách bạn tặng đóng vai trò là chủ ngữ trong câu "Quyển sách bạn/ tặng tôi rất hay").
Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.
- Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì ?, v.v..
Ví dụ:
- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).
- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)
- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm")
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Ví dụ:
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. "Tôi - lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).
- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).
- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).
- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
Ví dụ:
- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).
- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).
Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ - Vị.
Ví dụ:
- Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ - tặng là cụm Chủ ngữ - Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ "Quyển sách").

Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng hồ giải trên các lề phố hà nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

Bài 1: Xác định, trạng ngữ( nếu có) ,  chủ ngữ, vị ngữ của  các vế trong câu ghép, và khoanh tròn các quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép. a. Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn. b. Gió mát hiu hiu và sóng biển rì rầm như tiếng ru. c. Ông bố dắt tay cô bé còn cô bé thì cầm bông sen đỏ.  Bài 2: Gạch 1 gạch dưới các vế câu chỉ nguyên nhân , gạch 2 gạch dưới...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định, trạng ngữ( nếu có) ,  chủ ngữ, vị ngữ của  các vế trong câu ghép, và khoanh tròn các quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép.

 

a. Trong vườn, các loài hoa đua nhau nở, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.

 

b. Gió mát hiu hiu và sóng biển rì rầm như tiếng ru.

 

c. Ông bố dắt tay cô bé còn cô bé thì cầm bông sen đỏ.

 

 

Bài 2: Gạch 1 gạch dưới các vế câu chỉ nguyên nhân , gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu này.

 

a. Thầy ưu tiên xếp cho Sơn ngồi đầu bàn phía lối đi vì Sơn nhỏ con nhất trong tổ.

 

b. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

  

 

Bài 3:: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

a. Bố em là ...........................( công nhân, công dân) làm việc trong xí nghiệp may mặc.

b. Chúng em hướng về quần đảo Trường Sa với ý thức và nghĩa vụ của người ..............

.....................( công dân, công bằng ) yêu nước.

c. Các ca sĩ cần giữ gìn hình ảnh của mình trước ............................(  công chúng, công dân) .

d.  Em được .....................................( công nhận, công khai ) là Cháu ngoan Bác Hồ- Chủ nhân Thăng Long.

3
10 tháng 2 2022

Bài 3: 

a) công nhân

b) công dân

c) công chúng

d) công nhận

10 tháng 2 2022

 

Bài 2: Gạch 1 gạch dưới các vế câu chỉ nguyên nhân , gạch 2 gạch dưới vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu này.

 

a. Thầy ưu tiên xếp cho Sơn ngồi đầu bàn phía lối đi vì Sơn nhỏ con nhất trong tổ.

 

b. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

  

Anh đổi lại nha, in nghiêng vế kết quả, in đậm vế nguyên nhân, quan hệ từ (cặp quan hệ từ) không làm gì cả

27 tháng 3 2022

Nếu em có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực, em sẽ làm bác sĩ

Tôi thích đọc sách

16 tháng 3 2023

Câu 1: Nếu em được ước một điều ước, em sẽ ước đc trở thành bác sĩ.

Câu 2: Cậu ấy rất thích xem hoạt hình.