K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

a) bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy ?

=> dùng để hỏi 

 B) gì cơ ? bà nói thật chứ ?

=> dùng để bộc lộ cảm xúc

 

8 tháng 3 2021

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy.Tình yêu quê hương có ở đâu ? Tình yêu quê hương luôn có ở mỗi chúng ta , nó đã được Tế Hanh chứng tỏ.Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

8 tháng 3 2021

he lu bn tui ới

9 tháng 1 2022

      Tham khảo:

Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.

Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.

Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.

Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.

Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.

Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.

---Hết-----

9 tháng 1 2022

chết bà bài văn :v

12 tháng 3 2021

Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

       Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mất muôn trùng nước non”

ok bạn nha


 

 
14 tháng 12 2021

bài văn hay nha

31 tháng 7 2018

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

    + Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

    + Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.

    + Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

11 tháng 3 2022

(Mình có tham khảo một chút trên mạng nhưng không nhiều, với cả mình cũng quên không cho câu nghi vấn vào bạn đọc và không ưng chỗ nào có thể bỏ nhé)

"Ngắm trăng" là thú vui tao nhã của những thi ca phương Đông, từ lâu trăng đã là trở thành người bạn thơ, nguồn cảm hứng dồi dào cho tâm hồn nhiều xúc cảm. Còn gì tuyệt hơn khi nhâm nhi một ly rượu, ngắm trăng, thưởng hoa và ngâm thơ, nhưng khi rơi vào nghịch cảnh hiếm có ai vẫn ung dung, dành tình cảm cho cảnh đẹp tự nhiên ấy vậy mà Bác vẫn dành tình cảm mãnh liệt ấy cho trăng. Trong những ngày tháng bị giam cầm, khốn đốn, mất tự do ở tỉnh Quang Tây - Trung Quốc Bác đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ hán, trong đó có bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, hướng đến cái đẹp tự nhiên thể hiện tình cảm giữa người và thiên nhiên giữa hoàn cảnh khổ sai. Mở đầu bài thơ Bác đã sử dụng hai câu thơ:" Ngục trung vô tửu diệc vô hoa," câu thơ nói lên hiện thực trần trụi, điệp từ "vô" nhấn mạnh sự thiếu thốn của người tù, thiếu đi thú vui tao nhã uống rượu, ngắm trăng, hưởng hoa, ngâm thơ và khẳng định rằng đây không phải hoàn cảnh lý tưởng để ngắm trang thưởng thức cái đẹp. Nên câu thơ thứ hai đã hỏi:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đây là câu hỏi tu từ với lòng rằng:" Vậy đối với cảnh đẹp đêm nay ta biết làm thế nào khi không rượu cũng không hoa?" thể hiện tâm trạng bối rối, rung cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và diễn tả tâm hồn thi ca thơ mộng của tác giả. Một tâm hồn mơ mộng nhưng cũng không quá viển vông, thiết thực nhưng không mất đi đôi cánh tuyệt đẹp của trí tưởng tượng, chính đôi cánh ấy đã giúp Bác thoát khỏi song sắt lạnh lẽo, thoát khỏi cái đen tối của nhà tù và hướng đến một vầng trăng sáng như hướng đến một tương lại tốt đẹp hơn.

2 tháng 2 2023

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. 

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. 

2 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? (Câu nghi vấn)

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

9 tháng 5 2018

Trong giao tiếp những câu như: "Anh ăn cơm chưa?", "Cậu đọc sách đấy à?" không nhằm để hỏi mà dùng để chào hỏi. Mối quan hệ của người nói và người nghe ở đây gần gũi và thân thiện.