K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2022

+ khi ở trước chỗ chừa trống là tính từ

+ khi ở trước chỗ chừa trống là the, đằng sau là of

6 tháng 3 2022

Tham khảo: Khi trước chỗ chừa trống là tính từ, trước chỗ chừa trống là the, sau là of

6 tháng 3 2022

Khi nào sau chỗ chừa trống là danh từ thì em chia từ trong ngoặc ở dạng tính từ 

6 tháng 3 2022

Tham khảo: Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Loại Word Form Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà người ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.

6 tháng 3 2022

Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Loại Word Form Trạng từ thường đứng trước từ hay mệnh đề mà nó cần bổ nghĩa. Nhưng cũng tùy trường hợp câu nói mà người ta có thể đặt nó đứng sau hay cuối câu.

12 tháng 2 2022

Ta dùng dấu "=>" khi điều suy ra là hệ quả của điều ban đầu hay nói cách khác là điều kiện cần để suy ra đc điều ấy.
Còn dấu "<=>" được dùng trong khi mình suy ra đc và suy ngc lại đc. Hay nói cách khác là tương đương với nhau. ( Chẳng hạn như 2 bước của giair PT, HPT đc gọi là tương đương với nhau nếu chúng có cùng tập hợp nghiệm)

12 tháng 2 2022

= khi phương trình có 2 vế là 1 đẳng thức hoặc bất đẳng thức => khi phương trình có 1 vế là 1 biểu thức

12 tháng 5 2022

Tân ngữ  ngĩa là gì?

12 tháng 5 2022

tân ngữ là người, danh từ riêng và vật

13 tháng 11 2021

vào giữa tk XIX sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp nc anh đc mệnh danh là: Công xưởng của thế giới 

2 tháng 9 2019

Tham khảo:

I, MỞ BÀI

- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.

Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?

- Nguồn gốc:

  • + Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.
  • + Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.

* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?

=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.

  • - Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật.
  • - Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.
  • - Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”.
  • - Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc.
  • - Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ.
  • - Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ.
  • - Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.

* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?

  • - Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam.
  • - Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà.
  • - Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này.
  • - Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.

* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?

  • - Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.
  • - Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.

III, KẾT BÀI

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.

2 tháng 9 2019

1. Mở bài

– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.

2. Thân bài

a) Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

– Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.

– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.

– Hồ có nhiều tên gọi:

+ Hồ Tả Vọng

+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)

+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Iloàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).

b) Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.

– Có rùa quý sông trong hồ.

– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

c) Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.

Quần thế di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Ván Siêu tu bổ, xây dựng).

+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).

+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

– Cầu Thô Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.,

– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiên trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…

– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

3. Kết bài

– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.

– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.

– Thế hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.

1 tháng 12 2016

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ - vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

 

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !!!

1 tháng 12 2016

Mạng à bạn