K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

ghê thế nhở

13 tháng 3 2022

ác liệt thế

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

14 tháng 10 2018

- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ

Luận điểm cơ bản:

Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt

- Nói những điều tốt đẹp

- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe

Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm

Nêu nghệ thuật của tác phẩm

- Lập dàn ý:

    + MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích

    + TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )

    + KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả

Viết mở bài:

Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.

Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất nước là nơi ta hò hẹn

    Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.

12 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

a. 

1. Mở bài: Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác:

Mẫu: Mỗi người con của đất nước Việt Nam đều biết ơn, tôn kính chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. Chúng ta, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên luôn được khuyến khích học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Một trong những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng ở Người là lối sống giản dị, thanh bạch.

 

2. Thân bài

a. Sự giản dị, thanh bạch thể hiện trong cách ăn:

Bữa ăn của Bác không phải bất cứ loại sơn hào hải vị, thức lạ của quý nào mà ngược lại rất đạm bạc, chỉ có cơm trắng với vài món rau, dưa giản đơnBác vô cùng tiết kiệm và trân trọng thành quả của người nông dân, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nàoKhi đi chiến dịch, nhân dân mời Bác ăn những bữa cơm thật thịnh soạn nhưng Bác không nhận, mà mang cơm của mình đi hoặc cùng ăn những bữa cơm, bữa ngô, khoai, sắn cùng bộ đội và nhân dânDịp lễ tết, được biếu món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùngThức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.

b. Sự giản dị, thanh bạch thể hiện trong cách mặc:

Bộ quần áo kaki của Bác đã sờn vaiBác mặc cả những bộ đồ bà ba màu nâu giản dị, bởi vậy Bác như một người cha già thân thương mà ta có thể gặp ở những gia đình Việt NamĐôi dép lốp đã mòn đồng hành cùng Bác trên bao chặng đường gập ghềnh, hiểm trởDù Bác được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại chúng cho những chiến sĩ, những đồng bào thiếu thốn, nghèo khó

c. Sự giản dị, thanh bạch thể hiện trong cách ở:

Dù là người đứng đầu cả đất nước nhưng Bác không như những vị quốc vương phương Tây ở trong những cung điiện rộng lớn xa hoa mà Bác ở nhà sàn, với căn phòng nhỏ được bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắpNhững ngày ở chiến khu Việt Bắc Bác sống trong hang Pác Bó, hằng ngày ăn cháo bẹ, rau măng, và làm việc trên chiếc bàn đá đơn sơ nhưng Người vẫn vô cùng lạc quanKhi đất nước thống nhất, mọi người đón Bác về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ, ngày ngày chăm vườn cây, vườn rau ao cá của mình

d. Sự giản dị, thanh bạch thể hiện trong lời nói và cách cư xử với nhân dân:

Bác luôn chỉ dạy nhân dân, bộ đội đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên những bài học trong cách hành xử để trở thành một công dân tốt, một người Cách mạng có phẩm chất tốt nhưng không phải bằng những bài học giáo điều mà từ những câu chuyện gần gũi mà thấm thía trong chính cuộc sống hằng ngày.Bác luôn luôn hỏi han, trò chuyện, tâm sự và lắng nghe tiếng nói của nhân dân, có những lần thăm làng quê, Bác còn xắn quần, lội xuống ruộng cùng làm việc với những nông dânBác rất yêu thương trẻ em, Bác thường viết thư cho trẻ em để chúc mừng Trung thu, Tết cổ truyền và động viên các em học hành thật ngoan, thật tốtLúc người đọc Tuyên ngôn độc lập, Người đã dừng lại và hỏi nhân dân một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không?” khiến ai cũng vô cùng cảm động vì sự quan tâm của Bác

3. Kết bài: Nêu bài học rút ra từ lối sống của Bác

 

b. 

Từ trong sách vở, những bài báo, những thước phim quý giá về cuộc đời của Bác. Em cảm nhận được lối sống giản dị và thanh bạch của Bác.

Đức tính ấy vốn đã đáng được trân trọng, nay được thể hiện bởi một vị lãnh tụ của cả một dân tộc, lại càng trở nên đáng quý hơn tất thảy. Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác được thể hiện từ trong cách ăn mặc, nói năng và cư xử với người khác.

Là một vị lãnh tụ, nhưng người chẳng ăn sơn hào hải vị, mặc những bộ trang phục đắt tiền được thiết kế riêng. Bữa cơm của người là cơm trắng và vài món rau dưa đạm bạc. Khi ăn, người chẳng để thừa hay rơi vãi dù chỉ một hạt gạo. Có món ngon, của lạ, người lại mời mọi người ăn cùng. Trang phục của người là những bộ kaki đã sờn vai, là những bộ bà ba nâu giản dị, là chiếc dép đã đi đến mòn gót… Ngôi nhà của người cũng chẳng phải là những dinh thự, biệt phủ xa hoa mà là ngôi nhà sàn nhỏ, được bày biện đơn sơ. Hay đôi khi là những hang đá, nhà chòi nhỏ. Sự giản dị, tiết kiệm ấy của Bác là tấm gương cho bao người noi theo.

Không chỉ vậy, sự giản dị của Bác còn thể hiện qua những lời nói, cử chỉ hằng ngày. Với người dân, quân lính, Bác luôn ân cần hỏi han, trò chuyện tâm sự như một người Cha thân thiết. Chẳng hề tỏ ra mình là bề trên hay xa cách. Người luôn sẵn sàng, lắng nghe, thấu hiểu với mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Bác quý các em thiếu nhi lắm. Bác còn bồng bế các em trên tay cơ. Chính sự thân thiết, yêu thương ấy khiến nhiều lúc người ta chỉ cho rằng Bác là một người thân chứ không phải là một vị lãnh tụ.

Bác thực sự là một người lãnh tụ vĩ đại. Bởi Bác không chỉ lãnh đạo đất nước ta bằng trí tuệ, mà còn bằng cả trái tim yêu thương, bằng cả một bầu trời nhân cách.

12 tháng 3 2022

Mỹ linh oi đừng chép giống nhau với tao

Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?     A. Lập dàn ý đại cương                        B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.    C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.              D. Viết bài văn hoàn chỉnh.Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên...
Đọc tiếp

Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

     A. Lập dàn ý đại cương                        B. Xác định các lí lẽ cho bài văn. 

   C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.              D. Viết bài văn hoàn chỉnh.

Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?

     A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.

     B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.

     C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.

     D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Câu 5.  Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn:  “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?

      A. Vị ngữ                B. Chủ ngữ             C. Phụ ngữ                 D. Trạng ngữ

Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

        A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình              

        B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình

        C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng           

       D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?

       A. Mẹ đang nấu cơm.           B. Lan được thầy giáo khen.            

        C. Trời mưa to.                   D. Trăng tròn.

Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?

      A. Chỉ trong văn nghị luận 

      B. Trong tất cả các lĩnh vực 

     C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học 

     D. Chỉ trong đời sống hàng ngày

Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?

A. Phạm Văn Đồng.         B. Phạm Duy Tốn.       C. Hà Ánh Minh.         D. Hoài Thanh.           

Câu 10: Chứng cứ nào  không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?

A. Chỉ vài ba món đơn giản.                     

B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.

C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.                                     

D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?

A. Trạng ngữ                B. Vị ngữ.             C. Phụ ngữ.                 D. Chủ ngữ. 

Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..

0
14 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A

17 tháng 11 2019

Đáp án: A

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

21 tháng 2 2022

tự làm đi

21 tháng 2 2022

ơ hay con mèo này