K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2022

1. Nhân vật liên quan đến lịch sử: An Dương Vương.

Nhân vật được kể trong hoàn cảnh phải bỏ trốn cùng con gái đến bờ biển và tỉnh ngộ sau lời nhắc của thần Kim Quy.

2. Chi tiết kì ảo: ''thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù'' 

Tác dụng: Cho thấy sự thương cảm của nhân dân với sự thủy chung trong mối tình của Mị Châu.

3. Đường cùng: Không còn lối thoát, bị dồn đến mức cuối cùng...

Từ khác: Ép buộc...

6 tháng 2 2022

anh nghĩ cái câu 3 chưa ổn lắm nè

Ép buộc nó là động từ, đường cùng có thể coi là tính từ.

Chúng ta có từ nghĩa tương tự là bất lực, bế tắc, không lựa chọn cũng được nè

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

5 tháng 11 2021

Giúp em vs ạ

Nguồn: TRẦN CẨM ANHĐề bài: Tưởng tượng lại cuộc gặp gỡ giữa Trọng Thủy và Mị Châu ở thế giới bên kia. Viết tiếp câu chuyện của họBài làm:Tương truyền rằng con người sau khi tạ thế sẽ phải đi qua một con đường tên gọi Hoàng Tuyền để đi tới Quỷ Môn Quan. Cát Hoàng Tuyền đỏ au như máu ,đất Hoàng Tuyền đen tựa màn đêm. Xung quanh trồng đầy giống hoá Bỉ Ngạn bung nở một...
Đọc tiếp

Nguồn: TRẦN CẨM ANH

Đề bài: Tưởng tượng lại cuộc gặp gỡ giữa Trọng Thủy và Mị Châu ở thế giới bên kia. Viết tiếp câu chuyện của họ

Bài làm:

Tương truyền rằng con người sau khi tạ thế sẽ phải đi qua một con đường tên gọi Hoàng Tuyền để đi tới Quỷ Môn Quan. Cát Hoàng Tuyền đỏ au như máu ,đất Hoàng Tuyền đen tựa màn đêm. Xung quanh trồng đầy giống hoá Bỉ Ngạn bung nở một dáng vẻ yêu kiều như nuốt trọn bi ai của nhân gian. Vậy sau khi bị phu quân phản hội, vua cha chém đầu, hồn Mị Châu sẽ đi về đâu? Không rõ nữa, có lẽ là Hoàng Tuyền.

Truyện xưa kể lại, sau khi Mị Châu qua đời không lâu, Trọng Thủy cũng đột ngột ra đi. Triệu Đà xót thương con trai, ngày đêm mời pháp sư về cúng chiêu hồn, nhưng kì lạ là gọi mãi không thấy hồn chàng hiện lên. Có người nói: hồn Trọng Thủy đã ra thành cát bụi, cũng có người nói, chàng đang đi tìm Mị Châu,... Lời đồn thì vô kể nhưng sự thực thì mấy ai hay?

"Nhân duyên" - cái gọi là nhân duyên xem ra cũng chỉ là món nợ phải trả cho người

Hồng trần như mộng, người tỉnh mộng tan, nhân sinh như kịch, người tan kịch tàn. Chớp mắt đã qua ngàn năm. Hàng năm, số lượng người chết đi qua sông Vong Xuyên lại nhiều vô kể . Lão quỷ sai lái đỏ ở đây đã bao năm, lại luôn trông thấy một năm tử lạ kì ngồi dựa vào đá Tam Sinh, tay ôm chậu hoa Bỉ Ngạn, ngồi thẫn thờ nhìn về phía trước, thi thoảng lại vô lực mỉm cười nói với đóa hoa đỏ rực trong tay:
- A Châu, lại một mùa hoa nở rộ, khi nào nàng mới trở về bên ta?

Nói đến đây, hẳn các người cũng biết hẳn nam nhân đó là ai rồi chứ?

Hồn Trọng Thủy sau khi lìa khỏi xác đã lang thang dưới âm phủ bốn mươi chín ngày đêm để tìm Mị Châu, nhưng đáp lại hắn là những cái lắc đầu đầy tiếc nuối. Trọng Thủy tìm gặp Mạnh Bà, xin không uống nước sông Vong Xuyên, nguyện không đầu thai, ở lại đây chờ thê tử quay về.

Mạnh Bà là người cai quản Vọng Hương đài, nếu muốn đến thập điện chuyển sinh, phải uống canh từ bảy giọt lệ do bà điều chế để quên đi mọi sự ở nhân gian. Mạnh Bà giao cho Trọng Thủy một bông hoa và nói rằng:

- Tình ái, tới cũng nhanh, đi cũng nhanh, nếu nó úa tàn thì còn có thể cứu chữa. Nhưng nếu nó chết rồi, thì phải làm sao đây? Mị Châu vì không muốn quên đi người mà nguyện hoá thành Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoá, vốn dĩ đau thương đến cùng cực, vẫn còn nở rộ dể mê hoặc chúng sinh. Trăm năm ra hoa một lần, diệp sinh vô hoa, hoa khai vô diệp. Lá và hoa mãi mãi không có cơ hội nở chung một lúc. Đợi qua ngàn năm, khi lá và hoa có duyên nở cùng, ngươi sẽ gặp lại thê tử của mình, chỉ trong một canh giờ thôi, nàng ta sẽ đi tới một thế giới khác. Một thế giới mà nàng ước mong. Và rồi, rốt cục đã đến kì hạn một nghìn năm, Trọng Thủy ngồi bên Tam Sinh thạch, chỉ sợ rời đi nửa bước sẽ vụt mất nàng. Hắn đợi một ngày, nhưng không thấy nàng đâu, trời tối đen như mực và hi vọng của hắn. Giữa trời đất này, giữa dòng sông này, thứ còn sót lại chỉ còn là nước mắt.

- A Châu, nàng có thể nhẫn tâm như vậy sao? Nguyện không chuyển sinh ngàn năm, nhưng lại không muốn gặp mặt tướng công của mình. Là nàng lạnh lùng hay vốn không hề có trái tim?

Lời vừa dứt, một giọt lệ lăn xuống phiến lá mỏng, một đạo hồng quang bay quanh đóa Bỉ Ngạn lồ bung nở một dáng vẻ yêu kiều. Sau cái nhoè nhoẹt của nước mắt, thấp thoáng một nhân ảnh gầy mòn. Một nghìn năm, hắn đã chờ nàng một nghìn năm rồi, hắn lo sợ sau khi tỉnh dậy, nàng có chê hắn già không?

Đáp lại sự kích động đến trào nước mắt của Trọng Thủy, Mị Châu bình thản như người xa lạ. Ai đó từng nói với hắn, con người có ba cảnh giới của đau khổ: thấp nhất là gào thét, cao hơn là điên loạn, đau nhất là bình thản. Nàng nhìn xa xăm và trả lời nhẹ bẫng:
- Sao có thể không có trái tim? Ta đã để nó ở chỗ chàng rồi nhưng Trọng Thủy, chàng để nó ở đâu?

Trọng Thủy trân trân nhìn nàng, cổ họng như có một hòn thân nóng rực chèn lại. Chàng đã hi vọng biết bao, có thể ôm nàng vào lòng và nói:
- Đi cùng ta, tới một nơi không ai hay biết. Chúng ta tứ hải, tam san, lưỡng nhân, một đời.

Nhưng thật bi thương biết bao, "chúng ta" của trước đây bây giờ chỉ còn là "ta và nàng."

Trọng Thủy những muốn tiến lên nhưng lại không thể, sợ rằng nàng sẽ ghê sợ mà bỏ hắn đi. Mùi Bỉ Ngạn thơm ngát che đi dáng vẻ của đau thương nhưng lại làm tim cả hai tê tái đến thấm nhuần vào tận cốt tủy. Bao nhiêu năm nay, thứ gặm nhấm chàng không chỉ có cô đơn.
Mãi lúc lâu sau, hắn mới có thể lên tiếng:
- Là ta sai, ta luôn vì Nam Việt, luôn vì con dân, nhưng ta chưa bao giờ vì nàng. Ta không phụ Nam Việt, không phụ con dân, nhưng ta lại phụ nàng. Nhưng A Châu, ta yêu nàng là thật, thương nàng là thật, lúc trước nói muốn ở bên nàng cũng là thật. Nàng rất quan trọng với ta

Khẽ thấy Mị Châu mỉm cười nặng nề, nàng cười, nhưng nước mắt lại rơi:
- Quan trọng, thế nào là quan trọng?

- Là khi trời nổi giông bão, ta không đi tìm nến, ta đi tìm nàng

Trọng Thủy ôm lấy nàng, sợ rằng hai tay sẽ không đủ sức giữ nổi người mình yêu. Nhưng siết chặt thì sợ nàng đau, nới lỏng lại sợ vuột mất, thâm tình khổ, một đời khổ, si tình chỉ vì vô tình mà khổ.

Trái tim như bị đâm thủng, có cái gì trong nàng vừa mới chết. Lòng nàng như gào thét rằng: "Vậy khi bão tới rồi chàng ở đâu?" Thế nhưng vẻ ngoài của nàng lại lãnh đạm hết sức. Bởi trong cuộc sống, có những nỗi đau không nói lên lời, có những nỗi lầm phải trả giá bằng cả kiếp người, nhưng nỗi lầm nàng lại phải trả giá bằng máu của cả dân tộc.

Nàng khoác lên mình lớp áo bình thản mà trong lòng dậy sóng :
- Trọng Thủy, chàng không sai, ít nhất với con dân Nam Việt. Nhưng ta là công chúa Âu Lạc, chàng và ta vĩnh viễn không thể đi tới vĩnh viễn. Mà hai từ "vĩnh viễn", thực chất chỉ là một loại ảo tưởng được sinh ra từ nỗi cô đơn

Trọng Thủy dùng hai tay ôm trọn khuôn mặt nàng, sau cùng phát hiện ra những giọt lệ của nàng chỉ là ảo giác :
- A Châu, tại sao nàng lại không có nước mắt ?

Mị Châu mỉm cười nhắm mắt lại, từng lời khi xưa An Dương Vương hiện về trong tâm trí nàng : "Mị Châu, ta chém con, không phải vì ta hận, mà vì ta thà để con một đao chết trong vòng tay cha còn hơn là bị kẻ thù giày xéo. Đá không đầu vô tri cô giác, không có đầu lấy đâu lệ mà rơi".

Bao lời muốn thốt ra chung quy lại vẫn chỉ là sự bất lực, một canh giờ sắp hết, nàng cần một lời giải thích từ Trọng Thủy :
-Hãy cho thiếp một lí do để tiếp tục yêu chàng

Trọng Thủy nhìn người con gái trong tay, hạ giọng thật thấp :
- Vào ngày cuối cùng ta còn ở Âu Lạc, ta nhận được thư của vua cha ở phía Nam. Người nói rằng, ta là một đứa con bất hiếu, vì chuyện nhi nữ tình trường mà quên đi trọng trách quốc gia. Quả thực, ta có ý lừa dối cha để bảo vệ Âu Lạc cho nàng. Ta nghĩ, nàng chỉ đi ngang, gieo vào tim ta một hạt mầm nhỏ bé, ban đầu cứ nghĩ là cỏ dại, đến khi ngoảnh lại thấy một rừng hoa. Thế nhưng ta là một hoàng tử, cha nói, muốn làm kẻ mạnh thì phải giết, bao gồm cả sự thiện lương trong tâm hồn. Nhưng A Châu, Trọng Thủy ta nào đâu muốn làm kẻ mạnh, ta chỉ muốn cùng người ta thương sống bách niên giai lão. Nếu năm đó, ta yêu nàng sớm hơn một chút, ta không phải hoàng tử, nàng không phải công chúa, chúng ta cùng nhau cao bay xa chạy thì tốt biết bao?"

Trọng Thủy ngừng lại, nhìn về phía Mị Châu đang đờ đẫn trong nước mắt
- Nhưng với ta, hạnh phúc và bình yên là hai từ quá xa xỉ. Cha ta uy hiếp ta...

Mị Châu ngước mắt nhìn chàng, âm điệu pha lẫn bi ai :
-Một người mạnh mẽ như chàng cũng có điểm yếu để bị uy hiếp sao ?

Khẽ thấy Trọng Thủy cười khổ :
- A Châu, cho dù người đời có nói ta mạnh mẽ thế nào. Rốt cuộc ta vẫn có ba điểm yếu. Một : nàng. Hai : yêu nàng. Ba : ta yêu nàng. Đó là những gì ta đánh đổi để giữ lại tính mạng của nàng. Thế nhưng trời xanh cho ta bao năm quên lãng, lại không cho ta được một đời quên. A Châu, nàng có thể tha thứ cho ta không ?

Nhìn vào ánh mắt tràn đầy niềm tin của Trọng Thủy, Mị Châu cứ nắm duỗi bàn tay, cánh hoa bỉ ngạn đã bắt đầu héo úa, bóng nàng thấp thoáng rồi mờ dần. Trọng Thủy vội vã chạy đến giữ chặt nàng, nhưng nàng đã sắp tan thành mây khói, nước mắt chàng rơi chỉ một khắc là vỡ oà, là giải thoát, là một đời cô đơn
- Tướng công, với thân phận là công chúa Âu Lạc, thiếp không thể tha thứ cho chàng, nhưng với thân phận là A Châu, thiếp nguyện ý. Hãy cứ coi đoạn tình này là một giấc mơ. Giấc mơ của chàng là thiên hạ thống nhất, giấc mơ của ta là một gia đình nhỏ. Giấc mơ của chàng không có ta, vì ta không thể giúp chàng bình định thiên hạ, giấc mơ của ta không có chàng, vì chàng chẳng thể cho ta những điều ta ước mong. Giấc mơ của hai ta quá ngắn ngủi, một giấc mơ trưa. Nhưng nếu kiếp sau, nhân sinh nếu như lần đầu gặp gỡ, ta vẫn sẽ yêu chàng như ngày đầu ta yêu".

Dứt lời, nụ cười của nàng cũng tan biến, bỉ ngạn úa tàn, chỉ có Trọng Thủy ngồi giữa đơn côi. Bởi vậy, "yêu" và "đồng hành" là hai chuyện hoàn toàn khác biệt.

Mạnh Bà múc chén canh đi đến cạnh Trọng Thủy nãy giờ vẫn ôm đoá hoa, nhẹ hỏi một câu môt câu : -Người muốn đầu thai hay chờ đợi

Chỉ thấy chàng vân vê cánh hoa nhỏ, mỉm cười nói một chữ "đợi" rồi trông về phương xa. Chàng tin rằng ở một thế giới khác, thế giới của những con người bình thường, chàng sẽ gặp lại Mị Châu. Chàng đợi hết kiếp này, kiếp sau nữa, kiếp sau nữa nữa. Gặp nàng sớm một chút, yêu nàng nhiều một chút, sẽ có ngày Mị Châu đứng trước mặt chàng và mỉm cười nói rằng : "Ta đã về".

Nguồn: Trần Cẩm Anh (Arthur Tố Cẩm)

📷

1
14 tháng 4 2019

mình thích đọc lắm

vâng, đây vốn là câu chuyện viết theo văn phong của người viết truyến, một phong cách mới lạ và văn phong cổ kính, lôi kéo người đọc

c. Nạn nhân của bi kịch tình yêu: – Mị Châu một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho Trọng Thủy, một tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc. +Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ...
Đọc tiếp

c. Nạn nhân của bi kịch tình yêu: – Mị Châu một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho Trọng Thủy, một tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc. +Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn. +Yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái. +Chuyện áo lông ngỗng, là nỗ lực của Mị Châu để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình. => Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, nàng bị đẩy vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch. – Nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng. – Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu. - Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử. ❤Dựa vào dàn ý làm giúp em thành bài văn ngắn ạ❤️

0
20 tháng 10 2018

Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:

    + Mị Châu bị kết tội, bị chính cha của mình trừng trị là một dứt khoát. ⇒ hành động này xuất phát từ tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ bán nước của dân tộc ta.

    + Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch đã thể hiện cái nhìn cảm thông, bao dung với nàng của nhân dân.

    + Cái chết của Mị Châu là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình cảm cá nhân với lợi ích của cả quốc gia.

23 tháng 10 2021

Mị Châu là người trong sáng ngây thơ, ngốc nghếch tin vào lời Trọng Thủy rồi tự hại mình diệt tộc. Điều đó cũng nói rằng không nên tin người khác mà chưa biết rõ về người đó để rồi lại bị lừa.

19 tháng 12 2019

Các từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa:

- Dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần