K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2022

Tham khảo

*Đặc điểm kinh tế:

1.Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc

-Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á

-Nền kinh tế đã trải qua thời kì khủng hoảng tài chính từ năm 1997-1998 làm tăng trưởng kinh tế nhiều nước giảm sút nhanh

-Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của các nước,đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại,đe dọa sự phát triển của khu vực

2.Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi:

-Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm,tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước

-Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và các vùng ven biển

30 tháng 1 2022

TK:

Đặc điểm nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.
- Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
- Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi.
- Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các nước trong khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.'

Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.

- Các ngành:

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử (do liên doanh với các hãng nổi tiếng nên sản phẩm có sức cạnh tranh) => trở thành thế mạnh của nhiều nước.

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than,…

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Phục vụ xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp.

NG
26 tháng 10 2023

Tiến trình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (ĐNB):

Vùng Đông Nam Bộ nằm ở phía Nam của Việt Nam và bao gồm các tỉnh và thành phố như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu, và nhiều tỉnh khác. Vùng này đã trải qua một sự phát triển đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế chính sau đây:

- Công nghiệp: ĐNB là trung tâm của ngành công nghiệp và sản xuất trong nước. Các khu công nghiệp và khu chế xuất như Khu Công nghiệp Sài Gòn (SIP), Khu Công nghiệp Amata, và Khu Công nghiệp Long Đức là những điểm đáng chú ý. Các lĩnh vực như sản xuất điện tử, dệt may, và sản xuất công nghiệp khác đã phát triển mạnh tại vùng này.

- Nông nghiệp: Mặc dù phát triển công nghiệp mạnh mẽ, nông nghiệp vẫn đóng góp lớn vào nền kinh tế ĐNB. Đất đai phù hợp cho việc trồng cây lúa, cây điều, và cây cao su. ĐNB cũng sản xuất nhiều loại cây ăn quả và thủy sản.

- Dịch vụ: Ngành dịch vụ cũng đang phát triển mạnh tại ĐNB, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, và du lịch. TP.HCM là trung tâm tài chính của Việt Nam, và vùng ĐNB có nhiều khu du lịch biển hấp dẫn như Vũng Tàu và Phan Thiết.

Lý do vùng Đông Nam Bộ có sức hút lớn và vốn đầu tư từ nước ngoài lớn nhất cả nước:

- Vị trí địa lý chiến lược : ĐNB nằm gần cảng biển và có mạng lưới giao thông phát triển, bao gồm sân bay quốc tế. Điều này làm cho vùng trở thành cửa ngõ quan trọng cho nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.

- Hạ tầng phát triển: Vùng này đã đầu tư đáng kể vào hạ tầng giao thông, năng lượng, và cơ sở sản xuất. Các cảng biển, đường cao tốc, và khu công nghiệp hiện đại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thị trường lao động lớn: ĐNB có dân số đông đúc và nguồn lao động dồi dào. Điều này làm cho vùng trở thành điểm đến lý tưởng cho các công ty muốn tìm kiếm nguồn nhân lực.

- Chính sách thuận lợi cho đầu tư nước ngoài: Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy chính sách thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, bao gồm miễn thuế và các ưu đãi khác, để hỗ trợ sự phát triển kinh tế vùng ĐNB và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

23 tháng 12 2020

Câu 1:

* Thuận lợi :

+có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn.

+Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng.

+Các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào.

*Khó khăn :

+Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

+Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

23 tháng 12 2020

còn câu 2 ,3 nữa 

22 tháng 12 2021

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

22 tháng 12 2021

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

24 tháng 12 2016

1.

a) Dân cư

- Dân số đông, tăng khá nhanh

- Năm 2012:

+ Số dân : 4 300 000 000 (châu lục đông dân nhất thế giới)

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,1%

+ Mật độ dân cư cao 135 người/km2, phân bố không đều

b) Xã hội

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Ơrôpêôit, Môngôlôit.

- Ơrôpêôit phân bố ở Tây Nam Á, Trung Á và Nam Á

- Môngôlôit phân bố ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

- Ôxtralôit phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á

- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.

2.

a)Nông nghiệp

- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn

+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu

- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:

+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới

b) Công nghiệp

- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:

+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu

+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước

c) Dịch vụ: Phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Chất lượng cuộc sống cao.

 

3 tháng 3 2017

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng. * Trồng lúa nước - Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. (0,5 điểm) - Sản lượng lúa không ngừng tăng: từ 103 triệu tấn (1985) → 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là Inđônêxia (53,1 triệu tấn). (0,5 điểm) - Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. (0,5 điểm) - Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực (về vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển). (0,5 điểm) * Trồng cây công nghiệp (1 điểm) - Cao su trồng nhiều ở Thái Lan, Inđônêixia, Malaixia và Việt Nam - Cà phê và hồ tiêu trồng ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan. - Cây lấy dầu, lấy sợi. - Sản phẩm cây công nghiệp: xuất khẩu thu ngoại tệ. - Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực. * Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản (1 điểm) - Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn. - Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam. - Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia. - Gia cầm: chăn nuôi nhiều. - Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển

26 tháng 2 2019

- Nền nông nghiệp nhiệt đới.

Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng. Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

- Trồng cây công nghiệp: chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi. Cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.

- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a. Gia cầm được nuôi nhiều.. Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.