K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

khó lắm

25 tháng 1 2022

ko bt hà sam tv

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 10 2023

Học sinh tham khảo:

- Em đã từng nghe kể chuyện về dải Ngân Hà.

- Em đã nhìn thấy dải ngân hà vào ban đêm khi trời quang mây.

- Dải ngân hà là một tập hợp rất nhiều các ngôi sao. Từ Trái Đất nhìn lên thấy dải ngân hà như một dải sáng mờ vắt ngang bầu trời.

27 tháng 7 2018

Mum: ..Can you....... turn off the radio , Sam ? 

Sam: ok, ..Can I............. . turn on the TV , Mum

Mum: no, .....you can't.......... . it,s to noisy.

Sam : ..Can I.......... use the computer ?

Mum:  yes,....You can...........

18 tháng 8 2021

đề bài hỏng rồi em ạ

29 tháng 11 2018

CHÉP MẠNG CHO NHANH VÌ CÁC BẠN ĐÓ ĐỀU CHÉP MẠNG 

( CHƯA BIẾT THÌ RÚT KINH NHIỆM )

24 tháng 5 2021

Lai Van Sam, who is famous for hosting the TV show "Who wants to be a billionaire", is a journalist in VTV

24 tháng 5 2021

Lai Van Sam who is famous for hosting the TV show "Who wants to be a billionaire" is a journalist in VTV

22 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nếu nhắc tới loài vật đáng yêu nhất em sẽ không ngần ngại mà nói rằng đó là con thỏ được bà em nhận nuôi cách đây không lâu. Đó là chú thỏ dễ thương nhất mà em từng gặp.

Bộ lông của chú có màu trắng muốt, mềm mại êm như tơ sờ vào rất thích tay. Thân hình chú nhỏ nhắn vừa với vòng ôm của em. Mới những ngày được nhận nuôi, chú vẫn rụt rè, sợ hãi với mọi người, duy chỉ có bà em là chú cứ quấn quýt mãi không rời. Lâu dần, chú quen với gia đình em, nên mỗi lần em bế chú không kháng cự mà còn thích thú. Đôi tai chú dài như muốn nghe ngóng mọi sự việc xung quanh, thêm nữa là tai chú cũng êm ái và mịn màng không thể rời tay. Đặc biệt nhất vẫn là đôi mắt màu đỏ như máu của chú, cứ nhìn vào ai là người đó không cầm lòng được mà muốn ôm ấp âu yếm. Chính vì vậy mà nhà em ai cũng yêu thích chú. Thỏ ăn rất nhiều, mỗi bữa phải mang vào chuồng một nắm có to xụ mà chú vẫn muốn ăn tiếp.

Em chỉ mong chú mỗi ngày một lớn nhanh khỏe mạnh để có thể sống mãi với gia đình em. Chú sẽ là niềm vui hàng ngày cho bà để bà thêm khỏe thêm vui._HT_
22 tháng 3 2022

Gia đình em giờ đã chuyển lên thành phố. Nơi đất chật, người đông, cũng chẳng còn diện tích trồng trọt, chăn nuôi lớn như ở quê nữa. Hồi ấy, nhà em có nuôi một đàn thỏ đáng yêu lắm, tới tận bây giờ em vẫn mong được mang theo một chú thỏ làm thú cưng của mình.

Ngày bố mới mang thỏ về, em thích thú lắm. Trước giờ chỉ được thấy thỏ qua TV hay sách báo, nay lại được nhìn tận mắt và vuốt ve chúng. Chao ôi! Nó mới đáng yêu làm sao! Nhìn xa nó như một cục bông gòn trắng muốt màu tuyết. Vì là thỏ giống nên nó cũng chưa to, chưa già lắm. Chú nặng chừng 1 kg thôi. Lớp lông dày, trắng lúc nào cũng mượt như tơ. Em thích được ôm chú thỏ vào lòng, vuốt ve bộ lông mềm ấy như đang ôm một con thú bông vậy đó. Đôi mắt thỏ to, tròn không đen nhánh mà hồng nhạt. Em ngây ngô cứ ngỡ đó là Thỏ Ngọc của Hằng Nga. Mũi chú lúc nào cũng ươn ướt như người bị cảm. Hai tai dài, to lúc nào cũng vểnh lên như muốn nghe ngóng tất cả mọi điều. Bốn chân thỏ được đệm thịt với những móng vuốt sắc nhọn như một vũ khí bảo vệ đặc biệt của loài thỏ. Nếu quan sát kĩ, dễ dàng thấy đuôi thỏ ngắn, bé xinh như viên bông ngộ nghĩnh. Thỏ được nuôi trong một lồng sắt, treo cao hơn mặt đất chừng 50 phân. Mỗi lần tới ngắm thỏ, đứng hồi lâu lại chẳng muốn dời.

Thỏ đặc biệt rất kị nước. Món ăn khoái khẩu của nó chính là những củ cà rốt và cỏ xanh. Em thường cầm cà rốt, giơ vào lồng để chú rướn mình ra đón lấy. Nhìn thỏ gặm cà rốt trông ngon lành lắm, khoảnh khắc ấy chỉ muốn cầm máy ảnh để ghi lại. Những lúc đói, thỏ ta thường chạy quanh chuồng như ra tín hiệu để con người mang thức ăn tới. Lúc ấy, em lại lon ton mang rổ rau xanh ra vừa chơi vừa cho thỏ ăn. Những lúc thích thú, em lại mở lồng bắt thỏ ra mà ôn mà vuốt. Chú thỏ ngoan lòng, như hiểu được con người mà cuộn tròn trong lòng em, đầu dụi dụi vào cánh tay em như một đứa trẻ nũng nịu đòi nựng yêu.

Những ngày tháng vuốt ve thỏ, cho thỏ ăn mỗi khi em rảnh rỗi có lẽ sẽ chỉ còn trong kí ức. Chú thỏ năm ấy – chú thỏ đáng yêu! Em vẫn luôn hi vọng một ngày không xa, một chú thỏ lại đến với nhà em, lại chơi đùa cùng với tuổi thơ em.

5 tháng 5 2020

Hà Nội, tháng 3 năm 2020 – Trong những ngày này, với những người làm cha mẹ ở Việt Nam thì việc duy trì công việc và chăm sóc con cái khi các con ở nhà giữa tâm dịch Covid-19 vừa là thách thức lẫn cơ hội.

Trong suốt bảy tuần qua kể từ sau Tết Nguyên Đán, các trường học ở Việt Nam đã và đang phải cho học sinh nghỉ học liên tục. Trẻ em và học sinh trên cả nước đang ở nhà tránh dịch với ngày trở lại trường dường như còng khá xa. Cuối tháng 1 năm 2020, Việt Nam phát hiện ca dương tính Covid-19 đầu tiên. Tính đến sáng ngày 24 tháng 3, Việt Nam đã có 123 ca dương tính. Trong các nỗ lực ứng phó sớm với dịch COVID-19, Chính phủ đã quyết định tạm cho học sinh trên cả nước nghỉ học từ đầu tháng 2.

“Tôi nghĩ trong giai đoạn nguy cơ lây nhiễm cao thì cho các con nghỉ học, không phải đến trường, là một việc cần làm”, chị Lê Nguyệt, người mẹ hai con, tâm sự. “Nhưng đối với hầu hết các cha mẹ, chăm sóc con cái khi các cháu không đến trường hàng ngày cũng là một thách thức.”

Gọi khoảng thời gian này là “một kỳ nghỉ dài  đặc biệt”, chị Nguyệt và những ông bố bà mẹ khác đang phải xoay xở giữa công việc ăn lương và chăm sóc con khi chúng không đến trường. Nhiều bố mẹ phải nhờ họ hàng, ông bà trông cháu giúp vào ban ngày. Với những gia đình sống ở thành phố và có họ hàng ở quê, trẻ con cũng được gửi về quê. Với những bố mẹ không có ai hỗ trợ thì anh chị lớn hơn được giao tự trông em với sự theo dõi sát sao của cha mẹ từ xa. Một số bố mẹ không có sự lựa chọn nào khác là phải xin nghỉ không lương hoặc nghỉ việc để có thể vượt qua được thay đổi này.

“Điều quan trọng cần làm ở thời điểm này tìm những nguồn năng lượng tích cực và sức mạnh ở chính cộng đồng. Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn, trẻ em có thể sẽ phải ở nhà mà không ai quan tâm hoặc do không quản lý nên các cháu không làm gì mà chỉ lên mạng,” chị Nguyệt nói thêm.

Ở vùng nông thôn Việt Nam, tuy nhiên, những người làm cha mẹ lại gặp những khó khăn khác. Ở nơi mà phần lớn cha mẹ làm nông, cả ngày làm việc dưới ánh nắng gay gắt chói chang, trẻ em phải theo mẹ đi làm. Trong lúc cha mẹ làm việc, các em phải tránh nắng dưới tán lá cây hay tự chơi gần đó. “Vừa làm nông, cuốc đất, trồng cây và vừa trông chừng con rất là khó,” chị Nu - một bà mẹ dân tộc Ba Na – tâm sự. “Còn khó khăn hơn khi có ngày con không khỏe và vẫn phải theo bố mẹ ra đồng làm việc. Có ngày tôi phải chọn hoặc là lên rẫy hoặc là ở nhà trông con.”

Gạt sang một bên những thiệt hại to lớn về kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều nơi trên cả nước, các cha mẹ Việt Nam đang cố gắng hết sức xoay xở để thích ứng với tình hình mới. Những người mẹ như chị Nguyệt, chị Nu, đều cùng chung một quan điểm và cho chúng ta thấy rõ  rằng việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái là thiên chức của những người làm cha làm mẹ và không khó khăn có thể khiến họ đầu hàng. - HẾT