K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam

29 tháng 3 2021

tham khảo

ừ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã có những quyết sách chiến lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và toàn thể nhân dân trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và đã đạt được một số kết quả ban đầu.

 

Sự vào cuộc quyết liệt

Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã và đang bùng phát ở nhiều nước, khu vực, có tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới đã công bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Hiện nay dịch vẫn đang có diễn biến hết sức phức tạp, đây là một bệnh mới, chưa có sự hiểu biết đầy đủ khoa học về dịch bệnh như: Sự biến đổi của virut, độc lực, khả năng lây truyền, sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, ... do đó cộng đồng quốc tế vẫn còn có khó khăn trong việc nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu, vắc - xin phòng bệnh để đề ra các biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Nước ta, trên cơ sở kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch SARS năm 2003, đại dịch cúm A(H1N1) năm 2009, ngay từ đầu khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, nước ta đã triển khai các biện pháp hết sức quyết liệt ngay từ rất sớm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh vào Việt Nam.

Việt Nam được coi là điểm sáng trên thế giới trong công tác phòng chống COVID-19.

Trước tình hình diễn biến phức tạp và lan rộng của dịch bệnh tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, trực tiếp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã có lời kêu gọi toàn dân đồng lòng, chung tay chống dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và đúng đắn ngay từ rất sớm, đã mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 được thành lập do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các đồng chí Lãnh đạo Bộ Y tế làm Phó trưởng ban, cùng các Bộ, Ban, ngành TW đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân.

Đã có nhiều biện pháp quyết liệt lần đầu tiên được áp dụng trong công tác phòng chống dịch như: Hạn chế nhập cảnh, cách ly tập trung toàn bộ người từ nước ngoài về, truy vết người tiếp xúc trên diện rộng, ... ; đồng thời công tác chống dịch đã có được sự phối hợp đồng bộ giữa các Cơ quan của Bộ Y tế; giữa Bộ Y tế với các Bộ liên quan và với các địa phương, qua đó đã huy động được sức mạnh tổng lực với sự tham gia, đồng lòng của toàn thể người dân trong việc đáp ứng dịch COVID-19. Có thể nói rằng, chưa khi nào Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID, Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, với tần suất cao như trong thời gian vừa qua.

Thành công ban đầu

Sau khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam đã bước đầu có những kết quả khả quan trong công tác phòng chống dịch, số người mắc và tử vong do COVID-19 của chúng ta tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Trong khi đó dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới liên tục gia tăng nhanh chóng mỗi ngày. Chúng ta đã có quãng thời gian dài hơn 3 tháng liền không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có hoạt động chống dịch hiệu quả nhất thế giới trong bối cảnh là nước có thu nhập trung bình thấp, đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế.

Có thể nói, trong các hoạt động chống dịch COVID-19, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ và luôn đề cao cảnh giác, đã triển khai cao hơn một bước so với thực tế cần thiết đáp ứng với dịch bệnh. Đặc biệt, các hoạt động chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng một lần nữa cho thấy sự quyết liệt trong chỉ đạo, sự điều hành hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đoàn kết, tương trợ giữa các đơn vị trong ngành y tế, giữa các địa phương trong cả nước với Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh trọng điểm khác.

Cùng với việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian qua Bộ Y tế cũng luôn chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành trong việc phòng chống các dịch bệnh lưu hành khác trong nước, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như: Sốt xuất huyết, bạch hầu, tay chân miệng, sởi, liên cầu lợn ở người, bệnh dại, ... ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả về thanh toán, loại trừ một số bệnh đã đạt được trong những năm qua cũng như tiến tới loại trừ một số bệnh truyền nhiễm khác.

Các bác sĩ là những chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19.

Có thể nói, trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm nay, toàn ngành y tế cả nước đã rất nỗ lực, cố gắng, quyết tâm hết sức mình trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe của người dân.

Đóng góp vào các kết quả nêu trên, Đảng Bộ Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Y tế tích cực tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và trực tiếp tham gia các hoạt động chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần vào sự thành công của quốc gia trong việc kiểm soát tốt dịch COVID-19.

14 tháng 3 2021

Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm...
Đọc tiếp

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm nay. Mỗi khi có hoạn nạn, khốn khó thì lòng nhân ái bừng dậy, lan tỏa một cách tự nguyện, tự giác nhằm san sẻ, gánh vác yêu thương. Cho dù chỉ một cử chỉ, một lời động viên, một sự thông m... dành cho nhau, giản dị, chân thành vẫn đủ khiến trái tim nhau trở nên ấm áp. (2) Qua những ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mỗi người dân đều cảm nhận được rủi ro vô thường lúc nào cũng có thể xảy đến, tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người là điều quý giá không gì đong đếm được. Cho đi là còn mãi! Lòng nhân ái luôn được lan tỏa giữa mùa dịch. (Nguồn tin từ báo Việt Nam Net)

Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt.

0
TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVIDNhững tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn...
Đọc tiếp

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.

Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, tử trong nước đến đồng bảo Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội. những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc "sống còn ấy" dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc" Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quả là khẩu trang y tế. nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách lỵ, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí...

(Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)

a. Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

b. Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

c. Từ "giặc" trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)

 d. Theo quan sát thực tế của em, hiện nay mọi người (trong trường học, ở khu phố, ở các nơi công cộng) đang làm gì để phòng chống dịch Covid-19? Hãy viết một đoạn văn tối đa 5 dòng nêu ít nhất hai biểu hiện em cho là tiêu biểu. (1,0 điểm)

2
3 tháng 7 2021

1. Câu chủ đề: ''Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống giặc" đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt.''

2. Người Việt cống hiến vật chất, tinh thần, sẵn sàng vào tâm dịch để hộ trợ và giúp đỡ người vùng dịch

3. Phương thức chuyển: Ẩn dụ (ẩn dụ hình thức)

Tác giả cho thấy sự nguy hiểm và sự căm ghét dịch bệnh, nó khiến cho mọi thứ vốn yên bình trở nên xáo trộn

4. 2 biểu hiện: Ủng hộ của, công chống dịch

Thực hiện quy tắc 5K

Chi gợi ý đoạn văn xong em tự viết nhé:

Giới thiệu về tình hình dịch hiện nay

Mức độ nguy hiểm

Biểu hiện phòng dịch của người dân

Sự đóng góp phòng chống dịch

Ý nghĩa của 2 hành động đó

Kết luận

3 tháng 7 2021

Mình sửa xíu là câu 2: Gồm có hi sinh, đồng cảm, thấu hiểu, từ thiện, lòng trắc ẩn,.. bạn cứ liệt kê ra càng nhiều càng tốt

5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế

8 tháng 5 2021

cút cút cút cút cút cút cút cút

1 tháng 9 2021

Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính sự đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và khó khăn do dịch bệnh lần này cũng không phải là ngoại lệ.

Quốc khánh 2/9 năm nay là một ngày đặc biệt hơn so với ngày này những năm trước. Thông thường, đây là dịp nghỉ lễ và mọi người có cơ hội đi du lịch, xum họp gia đình - một dịp để mọi người tụ tập, hòa cùng niềm vui chung của đất nước. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, sau rất nhiều năm kể từ ngày đất nước thống nhất, chúng ta không được hưởng niềm vui tưng bừng thường thấy khi đón Ngày Quốc khánh.

Việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở nhiều tỉnh, thành phố là một quyết định không ai mong muốn. Nhưng dịch bệnh COVID-19 thực sự là kẻ thù vô hình, chưa có tiền lệ mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó.

Đến ngày hôm nay, nước ta có hơn 400.000 người nhiễm COVID-19, nhiều gia đình đã mất người thân vì dịch bệnh này. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bên cạnh biện pháp 5K + vaccine, chúng ta rất cần có một tinh thần vững vàng, ý chí quyết tâm để có thể chiến thắng dịch bệnh.

Ngày Quốc khánh là dịp chúng ta ôn lại lịch sử để phát huy tinh thần quyết tâm giành chiến thắng của dân tộc cho nhiệm vụ mới. Chúng ta đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch và về cơ bản, đã có những thành công nhất định trong điều kiện đất nước còn có khó khăn, nhất là nguồn lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cuộc chiến này.

Có được thành công ấy là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, kiên quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự chung tay, góp sức của toàn thể nhân dân, trong đó có sự hy sinh quên mình của đội ngũ cán bộ y tế, quân đội, công an ở tuyến đầu. Nhưng đó còn là yếu tố văn hóa - tinh thần Việt Nam, điều được kết tinh, hội tụ ở một sự kiện Ngày Quốc khánh và tinh thần ấy được lan tỏa khi đất nước gặp khó khăn.

COVID-19, dù có nhiều tác động tiêu cực nhưng cũng là cơ hội thử thách sức mạnh Việt Nam. Vượt qua dịch bệnh này không chỉ giúp đất nước vượt qua khó khăn, quay trở lại nhịp sống bình thường, mà còn chứng minh bản lĩnh, ý chí, sức mạnh dân tộc đã từng tạo nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử.

Trong dịch bệnh, chúng ta chứng kiến rất nhiều sự sẻ chia, đoàn kết để thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng chục nghìn y bác sĩ lên đường vào tâm dịch, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ “đi chợ giúp dân”, các nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn những ca khúc khích lệ tinh thần chống dịch, những em bé, người dân bình thường dành dụm tiềm bạc, nấu cơm, bán hàng hóa 0 đồng, giải cứu nông sản, sáng tạo các ATM gạo, oxy... trở thành những hình ảnh thân thương và cảm động nhất về con người Việt Nam.

Trong thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của mỗi người chính là cách để chúng ta đồng tâm cùng đất nước. Tinh thần Ngày Quốc khánh giúp cho chúng ta nhận ra một thông điệp quan trọng: Chính tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia của dân tộc đã tạo ra sức mạnh của tình yêu nước để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh lần này và đây cũng sẽ là minh chứng cho tinh thần ấy.

Như Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Ngày Quốc khánh  2/9 chính là thời điểm để chúng ta nghĩ nhiều hơn về sức mạnh ấy và có thêm quyết tâm để củng cố, bồi đắp và phát huy sức mạnh ấy.

Ngày 29/7 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.  Lời hiệu triệu của Tổng Bí thư khiến chúng ta có thêm động lực, quyết tâm để lan tỏa tinh thần độc lập dân tộc mà cha ông ta đã từng nỗ lực, hy sinh để xây dựng nên, cho một đất nước phồn vinh như ngày hôm nay.

Lòng tự hào trong lịch sử giúp chúng ta tự tin hơn trong hiện tại, giúp chúng ta có một niềm tin mãnh liệt rằng tinh thần bất diệt của Ngày 2/9 không chỉ là thời điểm tôn vinh sức mạnh Việt Nam mà còn là thời điểm tỏa sáng giá trị Con người, Văn hóa Việt Nam, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường cho một tương lai tươi sáng của dân tộc./.

Nguồn: Chinhphu.vn