K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

Phép tu từ 

- Điệp ngữ: "tôi yêu", "mùa xuân"

- Dạng điệp ngữ:

+"Tôi yêu": điệp ngữ cách quãng.

+"Mùa xuân": điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng )

→ TD: Nhấn mạnh tình yêu mùa xuân, yêu những cảnh đẹp của mùa xuân của tác giả và những khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt vời mà chỉ mùa xuân Bắc Việt, của Hà Nội mới có. 

20 tháng 12 2021

Câu 9. Biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau có tác dụng gì? “Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ…”

A.Nhấn mạnh cảnh đẹp của mùa xuân xứ Huế.

B.Nhấn mạnh ước mơ của tác giả.

C.Nhấn mạnh tình yêu của tác giả đối với mùa xuân quê hương.

D.Cả 3 ý trên đều đúng

3 tháng 2 2021

Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.

Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” của mùa xuân quê hương. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..”. Tình thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.

Càng yêu cảnh bao nhiêu, tác giả càng yêu sự sống bấy nhiêu! “Cái mùa xuân thần thánh” rất diệu kì. Vũ Bằng đã sử dụng hai so sánh để nói lên cái diệu kì ấy: “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh".

Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và dập mạnh hơn..!’ và “thèm khát yêu thương thực sự”, yêu đồng loại, yêu gia đình. Trong không khí gia đình đoàn tụ êm đềm giữa những ngày xuân, lòng người “ấm lạ ấm lùng", bao niềm vui sướng hạnh phúc tưởng “như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.

San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đời hơn bao giờ hết.

Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.

Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc vương vấn. “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, cỏ thì “nức một mùi hương man mác”. Con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa trên giàn thiên lí. Sau cơn mưa xuân, bầu trời xuân rất đẹp. Buổi sáng sớm thấy “những vệt xanh tươi hiện ở trên trời”. Độ tám chín giờ “trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Cà om thịt thăn điểm lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng, là hương vị đậm đà bữa cơm giản dị gia đình. Đã mấy ai trong chúng ta được thưởng thức như Vũ Bằng? Hương vị đậm đà ấy tưởng như được ướp hương xuân.

Mùa xuân của tôithể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.

Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua Thương nhớ mười hai một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc - Nam liền một dải, sự họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.

3 tháng 2 2021

GIÚP MIK VỚI 

5 tháng 3 2018

Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:

     + Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước

 

     + Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào

     + Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình

     + Hình ảnh con người:

     + Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên

     + Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường

 + Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội

→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội

b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”

     + Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”

c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm...
Đọc tiếp

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát chúc tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau này rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh mướt như cuối đông; đầu giiêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...] (Ngữ văn 7 tập 1)

Đoạn văn “Mùa xuân của tôi” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A.Miêu tả.  B.Tự sự  C.Biểu cảm  D.Nghị luận.

2. Tác giả đoạn văn “Mùa xuân của tôi” là ai?

A. Vũ Bằng. B. Thạch Lam. C. Xuân Quỳnh. D. Nguyễn Tuân.

3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A.Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riên riên, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh .....

B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

C.[...] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng....Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn.

4. Trong đoạn văn “Mùa xuân của tôi” tác giả đã dùng mấy đoạn láy?

A.Một   B.Hai  C.Ba   D.Bốn.

5. Trong câu văn “Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong [...]” từ “phong” có nghĩa là gì?

A.Đẹp đẽ    B.Cơn gió    C.Bịt kín  D.Oai phong.

6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?

A.Kính trọng   B.Yên mến   C.Gần gũi   D.Nhớ nhung.

2
27 tháng 9 2018

1) C. Biểu cảm

2) A. Vũ Bằng

3) B. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi; mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

4) D. Bốn (riêu riêu, lành lạnh, xa xa, man mác)

5) C. Bịt kín

6) Yêu mến

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 9 2018

bà hok cao nhỉ[ tui viết đáp án luôn nhé]

C.Biểu cảm

A. Vũ Bằng

B.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi ; Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến..

D.Bốn

C. Bịt kín

B. Yêu mến

bài này tui làm rùi, k nha

B

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng......Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"

Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên

36

TL:

Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội

Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(

10 tháng 12 2016

a) Nói về những đặc điểm riêng biệt của mùa xuân Hà Nội và những âm thanh thân thuộc hòa quyện trong đó. Ngoài ra, đoạn văn trên còn nói về tình cảm, những cảm nhận của mình về quê hương.

b) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xam có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...

- Điệp từ: mùa xuân, có tiếng
- Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xăm
- So sánh: câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
- Liệt kê: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình

 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:         Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.         Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.        Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: 

        Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. 

        Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. 

       Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. 

       Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù bông đã quá chật chội.  

       Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. 

       Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua. 

       Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. 

       Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: 

      - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! 

       Tôi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”. 

        Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ…  

0Câu 1. (2,0 điểm ) 

 a/ Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết đoạn trích trên là truyện đồng thoại ? Hãy chỉ ra một đặc điểm của loài vật và một đặc điểm của con người ? 

b/ Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật ?  

Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. 

Câu 2. (2,0 điểm ) 

a/ Chỉ ra một cụm động từ có trong câu: “Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ.” 

b/ Tìm các cụm danh từ trong câu sau: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.” 

Câu 3. (1,0 điểm ) 

Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích.   

 

1
29 tháng 1 2023

Câu 3: Bài học cuộc sống em rút ra từ câu chuyện hạt dẻ gai:

- Sợ sệt sẽ không giúp ta lớn lên và trưởng thành

- Đứa con nào rồi cũng phải lớn lên phải biết mạnh mẽ, đối mặt với mọi sóng gió ngoài kia

- Cha mẹ không thể chở che, bảo vệ cho con hoài được

- Những khó khăn, chông gai, thử thách không là gì nếu như ta có lòng dũng cảm, luôn nỗ lực, phấu đấu không ngừng thì nhất định sẽ thành công.

- Con lớn cần phải khám phá thế giới bên ngoài để nhận ra những điều tuyệt đẹp của cuộc sống quanh ta.

- Ta sẽ chỉ nhỏ bé và yếu đuối mang tâm thái ỷ lại khi được cha mẹ mãi chở che, bảo vệ, và nâng niu.

- Bước ra ngoài và tập đối mặt với thế giới ngoài kia ta sẽ nhận ra cuộc sống thật khắc nghiệt, để từ đó trau dòi năng lực, sức mạnh nghị lực biết vươn lên, phấn đấu vì một tương lai tươi sáng.

30 tháng 5 2021

Câu 1: Miêu tả

Câu 2: 

- Đảo ngữ: câu 1, 2

- Ẩn dụ: 2 câu thơ cuối

Câu 3: dòng sông, bông hoa, bầu trời, tiếng chim

Câu 4: Gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.