K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2021

Người Việt từ xa xưa rất coi trọng hàm răng và mái tóc. Đó là cái nhìn đầu tiên để đánh giá một người đẹp. Câu thành ngữ trên đã nói lên điều đó.

Thuở xưa, khi còn bé, con gái để tóc trái đào, nhưng đến tuổi trưởng thành thì không bao giờ cắt tóc nữa mà cứ để cho dài mãi. Có được một mái tóc dài và bóng mượt là niềm kiêu hãnh của người con gái. Xưa kia muốn giữ được một mái tóc đẹp thì phải năng gội bằng nước bồ kết cho sạch, gội xong phải xả lại bằng chanh cho mềm tóc. Muốn tóc thơm thì cho lá hương nhu hay lá sả, hạt mùi, đun cùng nước gội đầu. Đứng cạnh người đàn bà mới gội, ta ngửi thấy mùi hương thoảng thoảng của đồng nội, của cỏ cây lá ngàn, và có biết bao chàng trai chỉ vì những mùi hương ấy mà phải một thời say đắm không dứt ra được. Ở miền Nam trồng nhiều dừa, người ta còn bôi nhẹ một lượt dầu dừa lên mái tóc để lấy mùi thơm và làm bóng tóc. Ngày nay, những mùi hương đó có chăng chỉ còn lại trong hoài niệm của những người lớn tuổi.

Đến nay ta chỉ có những tấm ảnh chụp phụ nữ Việt Nam cuối thế kỷ 19, còn trước đó thì chỉ có những mô tả mơ hồ của các nhà du hành. Đầu thế kỷ 17, linh mục người Ý Chistophorro Borri (1583-1632) đã đến Bình Định, lúc đó thuộc lãnh thổ Đàng Trong dưới sự cai trị của các chúa Nguyễn. Viết về cách để tóc của phụ nữ Việt ông nói: “Họ để tóc xõa và bồng bềnh trên hai vai, tóc dài đến mức chấm đất, và tóc càng dài, người ta càng cho là đẹp. Trên đầu họ đội một thứ mũ rộng vành, rộng đến mức che lấp cả mặt, khiến cho mắt nhìn chỉ thấy được có ba bốn bước phía trước, và cái mũ đó được tết bằng lụa hay vàng tùy theo thứ bậc của người đội. Sau đấy, các phu nhân để chào hỏi một cách lễ độ, phải ngả mũ ra để người ta có thể nhìn thấy trước mặt.” Đoạn văn trên chỉ cho ta những thông tin mơ hồ về cách để tóc của người Việt ở miền Trung. Riêng cái mũ rộng vành thì có lẽ tác giả lầm cái nón chóp nhọn mà phụ nữ phía nam quen đội.

Hơn ba thế kỷ sau, bác sĩ quân y Charles-Édouard Hocquard theo quân viễn chinh Pháp đến Bắc Kỳ từ tháng 2-1884 đã ghi lại những trang về người phụ nữ mà ông đã gặp trong những ngày đầu đến Hà Nội: “Điều khiến tôi ngạc nhiên khi đến xứ sở kỳ lạ này, là khó khăn trong thời gian đầu để phân biệt đàn ông và đàn bà từ cái nhìn đầu tiên. Cả hai đều để tóc như nhau. Quần áo cũng gần như nhau. Đàn bà cũng quấn khăn như đàn ông […]” Tuy quan sát nhầm lẫn như vậy, nhưng Hocquard đã để lại cho chúng ta nhiều ảnh để có thể thấy cách để tóc của những đàn bà miền Bắc hồi đó.

Người phụ nữ đấtBắc thường buộc tóc về phía bên thành cuộn dài, bọc bên ngoài bằng một cái khăn hẹp mà dài rồi quấn quanh đầu từ phía trước ra phía sau. Đầu mối còn thừa thì giắt vào dưới vành khăn, để xõa sang bên một túm tóc nhỏ gọi là đuôi gà. Vì vậy mà câu “một thương tóc bỏ đuôi gà…” không phải xa lạ với các chàng trai xứ Bắc. Khi đi ra ngoài, để giữ cho tóc khỏi sổ người ta thường trùm một cái khăn vuông, vừa là để che nắng vừa chống rét. Người bình dân thường trùm khăn đen, phía trước trán gập nhọn giống như mỏ con chim nên được gọi là “khăn mỏ quạ”.

Trong khi đó ở miền Nam có lẽ do ảnh hưởng của người Hoa nhập cư ồ ạt từ các thế kỷ 17-18, nên phụ nữ lại bới tóc cao sau gáy rồi cài một cái trâm giữ cho tóc khỏi sổ. Khi ra ngoài thì quấn quanh đầu một cái khăn rộng dệt ô đen trắng giống như khăn của phụ nữ Khmer hay Mã Lai. Người ta gọi đó là chiếc khăn rằn với nhiều công dụng như che nắng, lau mặt hay quàng lên người... Vào buổi đầu, đàn bà Việt ở thành thị còn thua kém các thím Khách, cho nên cách bới tóc của người Hoa được coi là mẫu mực, đã được cụ Vương Hồng Sển mô tả như sau: “Các ỷ, các ý trong Chợ Lớn thì đầu bới tóc thả bánh lái “ba vòng một ngọn”, ăn trầu tích toát, để móng tay dài và mỗi lần xỉa thuốc thường vảnh ngón tay cho người ngoài thấy mình có cà rá hột xoàn bự, hay bộ nhẫn vàng quấn kiểu “cửu khúc liên hoàn”. Trên vai mấy ỷ thường giắt một cái khăn vằn Nam Vang dùng để lau trầu, khác với mấy cô vợ Tây thì quấn chuỗi hột vàng gần gãy cổ, tay đeo kiềng vàng chạm kiểu “nhứt thi nhứt họa”, thêm mặc áo mớ ba mớ bảy, tóc xức dầu thơm chánh hiệu “Cô Ba”.

Dù để tóc bới, nhưng người phụ nữ Huế không quên quấn một chiếc khăn gợi nhớ lại mái tóc quấn của người xứ Bắc. Nhưng với phụ nữ quí tộc thì khi vào chốn cung đình hay trong các dịp lễ tết, bắt buộc phải quấn khăn vành dây, thân phận càng cao quí thì cái khăn càng phải to và rộng. Chiếc khăn vành tồn tại mãi cho đến ngày nay đối với phụ nữ khắp ba miền trong các nghi thức đặc biệt và nhất là trong đám cưới.

Sang đầu thế kỷ 20, khi cuộc sống đô thị phát triển, người phụ nữ bắt đầu tham gia công việc xã hội, dần dần có mặt ở trường học, bệnh viện và nhiều nơi công cộng khác, khiến họ phải tìm một kiểu tóc hợp lý hơn, thuận tiện trong công việc. Ngoài Bắc kiểu quấn tóc bằng khăn vải, dù là khăn nhung sang trọng hơn nhưng vẫn gây điều bất tiện, nên nhiều người đã chuyển sang quấn tóc trần khiến đầu tóc nhẹ nhàng mượt mà hơn. Việc quấn tóc trần khiến cho độn tóc bằng vải trở thành vô dụng, vì vậy những người tóc thưa phải dùng cái độn tết bằng tóc thật. Từ đấy xuất hiện cái nghề thu mua tóc rối để chải thẳng ra kết thành cái độn tóc, không những có các cửa hàng chuyên bán tóc độn, mà còn có những người đi dọc các phố phường mồm rao “ai tóc rối đổi kẹo không?”

Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi tiếp đến đất nước bị chia cắt, miền Bắc Việt Nam bước vào một thời kỳ khắc khổ khiến cho việc để tóc của phụ nữ phải đơn giản hóa đến tận cùng. Tóc dài cặp sau lưng tuy đơn giản nhưng vẫn bị coi là vướng víu, không thích hợp với cuộc sống lao động. Tóc tết bím trở nên phổ biến từ thành thị đến thôn quê, vì nó gọn, đơn giản.

Trong khi ở miền Nam, do sự tiếp xúc thường xuyên với các mẫu tóc và các phương tiện làm tóc dồi dào, nên việc làm tóc của phụ nữ trở nên đa dạng, thì ở miền Bắc, do thiếu phương tiện và không có báo chí thời trang tóc, nên việc làm tóc chỉ có thể dựa vào những hình ảnh ít ỏi của các cô diễn viên điện ảnh các nước Đông Âu. Tuy các hiệu làm tóc cho phụ nữ ở Hà Nội hay Hải Phòng có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng một số người làm tóc đã có nhiều cố gắng, trong chừng mực cho phép, để đưa ra những kiểu đầu tóc đẹp. Trong thời buổi mà quần ống bó còn bị bài bác, quần ống loe cũng bị cắt, thì tóc phụ nữ muốn làm đẹp vẫn còn phải dè dặt, không dám đưa ra những mốt quá mới lạ. Đó cũng là những cố gắng của những người thợ làm tóc thời đó, biết sáng tạo trong khuôn khổ chật hẹp.

Phải đợi đến sau ngày đất nước thống nhất, rồi trải qua thời kỳ đổi mới, thì việc làm tóc của phụ nữ mới được phát triển một cách tự do. Đáng tiếc là trong những thời gian đầu, do không có những tạp chí thời trang tóc để hướng dẫn, nên các kiểu tóc đưa ra thường mang những cái tên quá thô thiển, như “tóc xù mì” (giống như mì ăn liền), “tóc xù tăm”… Đến nay thì đội ngũ những người làm tóc chuyên chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ đã trở nên đông đảo, người phụ nữ có thể lựa chọn bất cứ kiểu tóc nào cho hợp với dáng vẻ và tuổi tác của mình, không còn sợ những điều cấm kỵ của xã hội, họ chỉ theo một tiêu chí duy nhất là Đẹp.

14 tháng 3 2021

ko chép mạng mà bạn , đây là bạn chép rồi còn gì

18 tháng 4 2022

nguon : mang internet Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. "Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì "thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

18 tháng 4 2022

Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới  con cũng như có thất bại mới có thành công. "Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì "thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

  

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Đôi khi, con người thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy thế hệ đi trước đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh đối lập nhau là “mực” - ý chỉ cái đen tối, xấu xa và “đèn” ý chỉ cái trong sáng, tốt đẹp. Ông cha ta đã nhắn nhủ rằng sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt.

Chắc hẳn bạn đọc yêu thích văn học đều sẽ biết đến truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng vốn là một anh nông dân hiền lành, làm thuê cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông không đâu mà Chí Phèo bị bá Kiến đẩy vào tù. Sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo. Môi trường ngục tù đầy chỉ toàn những con người ranh ma, độc ác đã có tác động tiêu cực đến Chí. Thế mới thấy được môi trường xấu có khả năng làm tha hóa con người.

Hay trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, mẹ thầy Mạnh Tử đã chọn cho con sống gần trường học nên Mạnh Tử lễ phép chăm chỉ học hành. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.

Nhưng cũng có rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Đó là những bậc Nho sĩ đã lựa chọn lối sống ở ẩn để có thể giữ trọn khí tiết, không bon chen công danh với đời.

Còn đối với mỗi học sinh, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính cha mẹ, thầy cô là những người có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Bởi vậy mà cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương tốt với những hành vi chuẩn mực. Bản thân học sinh cũng cần tiếp thu những điều tốt, lựa chọn những người bạn tốt để chơi…

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.

3 tháng 4 2018
  • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
  • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
4 tháng 4 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. 

 

4 tháng 4 2021

giúp mình lập dàn ý và bài làm

4 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đề 1:

Dàn ý:

1. Mở Bài

  

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

 

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Bài Văn:

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

 

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

Đề 2:

Dàn ý:

gười

2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:

 

- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực

- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì

- Nhẫn mạnh ý chí của con người

3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Ví dụ:

Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắc đối với con người. chúng ta nên học tập và làm theo điều mà ông bà ta xưa đã rang dạy.

Bài văn:

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

 

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

1 tháng 3 2022

tham khảo

Dàn ý:

1. Mở Bài

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

20 tháng 2 2016

Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

14 tháng 3 2021

không biết làm

10 tháng 3 2022

giúp mình nốt câu câu này đc k?

10 tháng 3 2022

Tham khảo ( Lấy trên mạng thui đừng tiick )

Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.

Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.

Em tham khảo đề 1 :

Dàn ý tham khảo:

- Mở bài: Vấn đề cần chứng minh ở đây là '' lòng biết ơn ''

- Thân bài:

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: ở đây muốn chúng ta là người sử dụng quả ngon do người khác làm ra thì phải biết ơn người tạo ra nó

+ Nghĩa bóng: câu muốn đưa ra lời khuyên vô cùng ý nghĩa đến mọi người là hãy biết ơn, nhớ đến những người đã có công gầy dựng, tạo nên những thứ tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng

* Những dẫn chứng:

+ Những ngày lễ do chúng ta tổ chức để bày tỏ sự biết ơn

_ Ngày 8/3, ngày 10/3 giỗ tổ

+ Đền đáp, nhớ đên công lao của họ

- Kết bài: nêu đánh giá, nhận xét của em về câu tục ngữ

+ Câu tục ngữ rất đúng đắn

*Bài làm tham khảo:

   Nước Việt Nam ta với hơn 4000 năm lịch sử chống giặc ngoại xâm và giữ nước vẫ luôn sống trên những phẩm chất đạo đức cao đẹp. Với hàng ngàn đạo lí nhân sinh, trong đó có cả lòng biết ơn - một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Cũng từ đó, câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' xuất hiện. Nó là đúc kết của những kinh nghiệm quý báu ông cha ta.

      Đúng vậy, ta đã biết tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội ), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Cho nên, trong câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '' trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, Uống nước nghĩa là đang sử dụng một loại nước nào đó, là một hành động sử dụng một thứ gì đó. Nguồn chính là nơi hình thành, tạo ra thứ nước đó để chúng ta uống. Trong câu tục ngữ đã nhấn mạnh từ nhớ để thể hiện lên ý chính nêu trong câu. Mọi người ai ai cũng phải uống nước. Để làm gì ? Để được tồn tại, được phát triển. Chính như thế mà nguồn nước cũng tương đương với sự sống muôn loài. Chúng ta phải biết ơn nguồn nước đó vì nó là nơi hình thành nên thứ nước chúng ta đang sử dụng.

      Không chỉ thế, tục ngữ bao giờ cũng có ý khái quát cả. Chính vì thế, xét về nghĩa khái quát câu tục ngữ chính là một quy luật: Đã uống nước thì phải nhớ nguồn. Chúng ta đã và đang được sống, mà '' sống '' là phải có những khó khăn, thử thách để chúng ta vượt qua. Mà mỗi khó khăn ấy, thử thách đó phải luôn cần có những ý chí, tinh thần lạc quan thì mới chiến thắng được. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng tự ta có thể vượt qua được mà phải nhờ sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Và đó là cái mà ta cần phải biết ơn. Lòng biết ơn sẽ không làm ta mất mát bất cứ thứ gì mà còn giúp ta nhận thêm sự yêu quí từ người khác. Vì thế, chúng ta nên rèn luyện và phát huy đạo lí tốt đẹp ấy.

     Cũng tương tự như câu tục ngữ '' Uống nước nhớ nguồn '', câu tục ngữ '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây '' cũng đã ca ngợi đạo lí này. Một sự việc cụ thể để ta cần bày tỏ lòng biết ơn đó chính là công lao dương dục, sinh thành của cha mẹ. Họ đã phải hy sinh nhiều thứ để ta có được ngày hôm nay. Cha mẹ ngày đêm vất vả nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người thì kể từ thời còn bé ta phải biết hiếu thảo với họ để bày tỏ sự biết ơn. Ngoài ra, ở xã hội, các cấp chính quyền còn tạo điều kiện để ta được đi học, được phát huy tài năng của mình. Vì thế, chúng ta cũng phải cố gắng chăm ngoan học giỏi để sau này góp phần bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước mình.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

     Nói tóm lại, câu tục ngữ đã mang lại nhiều giá trị về văn hóa tinh thần cho dân tộc ta. Và đó cũng là một lời khuyên, một lời nhắc nhở về lòng biết ơn trong xã hội ngày nay. Dân tộc ta phải luôn giữ vững và phát huy tinh thần ấy.