K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2022

Thực dân hỡi thỡi thực dân
Ðàng nào thì cũng một lần về thôi
Việt Nam của Việt Nam rồi
Cướp làm sao nổi đất người Việt Nam

18 tháng 1 2022

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

17 tháng 11 2021

Ai ai trong chúng ta cũng đều cần những tấm lòng yêu thương, nhân ái của người với người để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được lòng yêu thương, sự nhân ái, đùm bọc của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa và ấm áp hơn. Tình thương yêu, lòng nhân ái không chỉ được thể hiện giữa các thành viên trong gia đình mà nó cần được lan rộng giữa người với người, không kể già, trẻ, lớn, bé, không kể giàu nghèo...

Dưới đây hãy cùng lắng nghe những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người hay đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay để càng hiểu hơn về những bài học quý báu này bạn nhé.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Thương người như thể thương thân.

 

Chỉ gói gọn trong 6 từ đơn giản, thế nhưng câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương con người này lại có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.

 

 

23 tháng 12 2018

Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.

Hiểu biết bằng bài văn sau:

Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.

Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?

Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.

Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.

Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.

Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...

Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.

Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.

Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.

Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.

Học tốt

23 tháng 12 2018

đéo quan tâm lêu lêu

Tham khảo:
 - Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

25 tháng 9 2021

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-Ý nghĩa:Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao

-Em đã thực hiện được điều đó

(Em đã giúp đỡ bố mẹ trong những công việc nhà,em đã cố gắng học hành để bố, mẹ vui lòng)

PHẦN TRONG NGOẶC LÀ MIK VIẾT THÊM NỘI DUNG THÔI NẾU BẠN K VIẾT THÌ THÔIありがと❤😄

25 tháng 9 2021

 Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

25 tháng 9 2021

đây nha

 

20 tháng 11 2017

c1)công cha như núi thái sơn

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

c2)dù lớn con vẫn là con của mẹ

đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con

20 tháng 11 2017
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều ́́́́́́́́́́ Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
4 tháng 7 2018

a) Yêu nước

"Con ơi, con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi."

"Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng."

b) Lao động cần cù

"Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ."

"Có công mài sắt có ngày nên kim."

c) Đoàn kết

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

d) Nhân ái

"Thương người như thể thương thân."

"Lá lành đùm lá rách."

"Máu chảy ruột mềm"

27 tháng 3

β. đoàn kết hoặc yêu nước , nhân ái

c. tôn sư trọng đạo hoặc thức khuya dậy sớm , hiếu học 

☘♬☺ đúng không mọi người .

22 tháng 3 2021

a) Yêu nước

- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

- Con ơi, con ngủ cho lành.

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

b) Lao động cần cù

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần cho ai

- Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

c) Đoàn kết:

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng...

d) Nhân ái:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Máu chảy ruột mềm.

- Môi hở răng lạnh

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

- Chị ngã, em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

 

) Yêu nước

- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

- Con ơi, con ngủ cho lành.

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

b) Lao động cần cù

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần cho ai

- Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

- Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

c) Đoàn kết:

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng...

d) Nhân ái:

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

- Máu chảy ruột mềm.

- Môi hở răng lạnh

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

- Chị ngã, em nâng

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

4 tháng 5 2017

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm, phất cơ mà lên.

- Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi! Ở lại ba ngày hãy đi.

- Kiến đen tha trứng lên cao, thế nào cũng có mưa rào rất to.

9 tháng 2 2022

tham khảo

Rủ nhau đi cấy đi cày. Bấy giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. ...

Cày đồng đang buổi ban trưa. ...

Em  con gái đồng chiêm, ...

Con ơi nhớ lấy lời cha, ...

Miền Đông thì được hoa màu. ...

Lúa chiêm nép ở đầu bờ, ...

Được mùa lúa, úa mùa cau, ...

Ơn trời mưa nắng phải thì,