K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2022

các quan hệ từ là : như , nhưng , mà ,những , như , như , giống , 

Bài 2:                                                      Cây tre           Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm  giác lúc nào cũng giống nhau.           Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh thoát và lạnh...
Đọc tiếp

Bài 2:                                                      Cây tre

 

        Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm  giác lúc nào cũng giống nhau.

 

        Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh thoát và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa thiết tha lại vừa thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xa, chán những điều thế tục đem giấu cái tài năng không được ai biết trong rừng núi….. Vài lá tre dài, nhọn, vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.

 

       Những bức tranh ấy không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát. Tre cũng như thông, được người ta lấy làm biểu hiện của người thanh cao, danh lợi không phàm và trong ngọn gió đầu sương vẫn giữ được tâm hồn ngay thẳng.

 

a)     Khoanh tròn các quan hệ từ có trong đoạn văn.

 

b)     Các từ: cứng cỏi, chua xót, ngọn gió đầu sương, ngay thẳng được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? ……………………………..…………………………………….

 

c)     Ghi lại 2 từ đồng nghĩa với mỗi từ đó:

 

    - Cứng cỏi: ………………………………………..……………………………………….

 

    - Chua xót: ………………………………………….……………………………………..

 

    - Ngọn gió đầu sương: ……………………………………………………………………..

 

     d) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ và khoanh tròn trạng ngữ (nếu có) của hai câu sau:

 

- Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn.

 

- Những bức tranh ấy không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát.

Làm hộ mik ik 

Đang cần 

 

 

 

 

 

 

 

0
LŨY LÀNG​    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn,...
Đọc tiếp

LŨY LÀNG​

    (1) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.

    (2)  Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.

     (3) Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

       (4) Lũy giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng... Tre lũy làng thay lá... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây quần cảnh thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cảnh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!...

      (5) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...

(Ngô Văn Phú)

Những đoạn văn nào miêu tả các vòng của lũy làng?

Đoạn (1).

Đoạn (2).

Đoạn (3).

Đoạn (4).

Đoạn (5).

1

 Những đoạn văn miêu tả vòng của Lũy Làng là:

Đoạn (2)

Đoạn ( 3)

Đoạn (4)

K cho mik nhé! Chúc bn hok tốt!

giúp mình với, mình cần gấp.Nêu trình tự miêu tả bài văn sau:Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng...
Đọc tiếp

giúp mình với, mình cần gấp.

Nêu trình tự miêu tả bài văn sau:

Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:

Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. 

Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt…

Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

Luỹ giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Luỹ trong cùng tre càng thẳng hơn.  Tre hóa óng chuốt mọc thẳng, ngọn không dày và rậm như tre gai. Cả năm xanh một màu xanh thẫm, đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi những trận gió mùa đến lay gốc, cả một tầng lá trút xuống, bay theo từng dải vàng. Và trong tôi lưu đọng mãi một vẻ đẹp, một nỗi buồn, của một vật thể hết một vòng đời đang vùng vẫy, đắm đuối với trời cao, mây gió và ngang tàng với mưa bão, với lốc bụi phải trở về với đất, theo lẽ hoàn toàn tự nhiên . Tre luỹ làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!…

Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

 

 
1
14 tháng 5 2020

Nôi dung của các phần:

  • Phần 1:bao quát ngoài lũy tre làng: từ đầu đến màu xanh của lũy: giới thiệu về lũy tre làng
  • Phần 2:tả chi tiết từng cây tre,lũy tre: tiếp theo đến được bồi đắp lúc nào không rõ:miêu tả cụ thể ba vòng tre tạo thành luỹ làng;
  • Phần 3: vật quanh tre và cảm trưởng:Còn lại:  miêu tả măng tre, thể hiện cảm nghĩ về loài tre. 

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt

16 tháng 10 2021

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

TRE VIỆT NAM (trích) ...Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi...
Đọc tiếp

TRE VIỆT NAM (trích) ...Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con...” (Nguyễn Duy) Câu 1(0.5 điểm) : Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2(0.5 điểm) : Nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 3(1.0 điểm) : Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên? Câu 4(1.0 điểm) : Qua hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của con người Việt Nam?

0
24 tháng 8 2016

a, Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại.

b, Nhìn lên những ngọn tre thay , những búp tre non kín đáo, ngay thơ, hứa hẹn sự trường thành.

 

c, Một tuần sau, em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố mẹ tôi.

 

24 tháng 8 2016

a, Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại.

b, Nhìn lên những ngọn tre thay , những búp tre non kín đáo, ngay thơ, hứa hẹn sự trường thành.

c, Một tuần sau, em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của bố mẹ tôi.

 

31 tháng 7 2017

Cụm tính từ là: lá mới òa nở; màu xanh nắng sớm; búp tre non kín đáo.

cảm ơn bạn nka, mà bạn có thể ghi rõ phần trk, phần trug tâm, phần sau ra júp mk đc k

1)Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống? Những tờ mẫu treo trước bàn học giống ......... những lá cờ nhỏ bay phất phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức ........ cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có những lúc con bọ dừa bay vào........chảng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ..........
Đọc tiếp

1)Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống?

Những tờ mẫu treo trước bàn học giống ......... những lá cờ nhỏ bay phất phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức ........ cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có những lúc con bọ dừa bay vào........chảng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ....... một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

2) Gạch chân dưới các quan hệ từ trong đoạn văn sau:

- Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Gía tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

1
14 tháng 11 2016

1) như

2)

3) mà

4) bằng

Quan hệ từ: vừa

Cặp QHT: giá... thì...; ... nếu... thì...