K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

Mn giúp em vs ạ. Em cảm ơn mn nhiều !

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?Câu 4: Học...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?

Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).

Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa bài.

Câu 5: Dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam, hãy cho biết vì sao Cốm được xem là một thứ sản vật mang đậm nét văn hóa?

Mn giúp em/mih vs ạ

Mai là em phải nộp rồi khocroi

1
5 tháng 1 2022

mn giúp em/mih vs ạ

cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )

11 tháng 12 2021

Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca

11 tháng 12 2021

Dạ em cảm ơn ạ

 

biện pháp điệp từ"vì"

3 tháng 1 2022

Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ 

Tác dụng : nhấn mạnh nguyên nhân người cháu(cũng là người chiến sĩ) ra trận chiến đấu.

Tham khảo: https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/cam-nghi-ve-kho-tho-dau-bai-tieng-ga-trua-faq208682.html

29 tháng 11 2021

Tham Khảo 

Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục....cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng.

13 tháng 1 2022

Khổ đầu: Điệp ngữ: Nghe

Dạng điệp ngữ: Nối tiếp

Khổ cuối: Điệp ngữ: Vì

Dạng điệp ngữ: Nối tiếp

29 tháng 12 2020

Khổ đầu :

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"

Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.

Khổ cuối

Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"

Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.

 

28 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

28 tháng 11 2021

Dạ em cảm ơn